• Click để copy

Sẽ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với lãnh đạo doanh nghiệp nợ thuế, cố tình chây ỳ

Cục Thuế TP. Hà Nội sẽ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế, cố tình chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ ngân sách Nhà nước...

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. (Ảnh minh hoạ).Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. (Ảnh minh hoạ)..

Cục Thuế TP. Hà Nội cho hay Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14  ngày 13/06/2019, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 và Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021 ra đời có nhiều thay đổi nhằm giảm bớt thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.

“Cùng với việc tạo điều kiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính thì yêu cầu về kỷ luật ngân sách được nâng cao, chính sách cũng quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, người nộp thuế phải chấp hành nghiêm túc, đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước. Cơ quan thuế có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo quy trình, quy định, đảm bảo thu hồi nợ đọng vào ngân sách nhà nước”, Cục Thuế TP. Hà Nội lưu ý.

Cũng theo đơn vị này, một trong những điểm mới của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 là bổ sung biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Cụ thể, Điều 124 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định: "Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh".

Cùng với đó, Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định: “Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh bao gồm cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.”

Điều 36 Luật số 49/2019/QH14 ngày 22/11/2019 quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”.

Đồng thời, Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 ngày 22/11/2019, Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh, trình tự, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.

Như vậy, theo quy định, các trường hợp bị cơ quan tạm hoãn xuất cảnh gồm các đối tượng sau: thứ nhất, cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Thứ hai, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Thứ ba, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Thứ tư, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

"Doanh nghiệp tiếp tục hợp tác và nghiêm túc chấp hành pháp luật thuế, chủ động thực hiện quy định của pháp luật, tránh các thiệt hại về uy tín, về kinh tế nếu có, do bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo Luật Quản lý thuế và Luật nhập cảnh, xuất cảnh", Cục Thuế TP. Hà Nội đề nghị.

Phương Thảo (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.

Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Tối 19-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.

Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa
Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa

Thời Minh Mạng, tỉnh Bắc Ninh được thành lập bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và một phần đất Hà Nội cùng Vĩnh Phúc ngày nay. Đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, gắn liền với nền văn minh sông Hồng và cũng là vùng nổi tiếng bởi văn hóa giao tiếp với nhiều tinh túy.

Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang
Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang

Cứ vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước tràn đồng thì tình trạng buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam lại trở nên nóng bỏng và phức tạp.