• Click để copy

Sẽ lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai sửa đổi từ ngày 3-1-2023

Theo chương trình Phiên họp thứ 18, chiều 13-12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Trước đó, vào sáng nay, phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 18, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh, đây là một nội dung trọng tâm của công tác lập pháp trong cả nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, nghiêm túc, thực chất, khách quan

Tại phiên họp, báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, mục đích của việc tổ chức lấy kiến nhân dân lần này là nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của nhân dân trong việc tham gia xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi); tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Luật Đất đai. Đồng thời, cũng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Luật Đất đai và tổ chức thi hành luật.

Sẽ lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai sửa đổi từ ngày 3-1-2023

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân: Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân là sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng, phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, nghiêm túc, thực chất, khách quan. Ảnh: Doãn Tấn

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cũng nhấn mạnh quan điểm, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân là sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng, phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, nghiêm túc, thực chất, khách quan. Việc tổ chức lấy ý kiến với các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia góp ý, hoàn thiện đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Mặt khác, nội dung lấy ý kiến nhân dân phải toàn diện và có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số nội dung, chính sách lớn của dự án luật, các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được dư luận quan tâm. Cùng với đó, ý kiến đóng góp của nhân dân phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và báo cáo Quốc hội.

Nội dung lấy ý kiến:

Lấy ý kiến Nhân dân về toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được dư luận quan tâm.

Các hình thức lấy ý kiến nhân dân:

Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân thông qua các hình thức sau:

- Góp ý trực tiếp bằng văn bản;

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm;

- Thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan thông tấn báo chí;

- Điều tra xã hội học về nội dung chính sách và tác động các chính sách trong dự thảo luật;

- Các hình thức khác phù hợp.

Đề nghị kéo dài thời gian lấy ý kiến nhân dân đến hết ngày 15-3-2023

Báo cáo một số ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, việc ban hành nghị quyết này là cần thiết, bảo đảm phù hợp với yêu cầu tại Kế hoạch số 329; bảo đảm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ của nhân dân trong việc góp ý vào nội dung dự thảo luật, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện Luật Đất đai (sửa đổi).

"Luật Đất đai là một đạo luật khó, phức tạp, tác động tới hầu hết các ngành, lĩnh vực, chủ thể trong xã hội, do đó, việc lấy ý kiến nhân dân sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo luật trước khi trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ hai tại Kỳ họp thứ năm (tháng 5-2023)", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh. 

Sẽ lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai sửa đổi từ ngày 3-1-2023

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn 

Về nội dung lấy ý kiến, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh tán thành với việc lấy ý kiến nhân dân về toàn bộ dự thảo luật và các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được dư luận quan tâm. Đồng thời, đề nghị cân nhắc cung cấp các báo cáo có liên quan như: Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013, Báo cáo đánh giá tác động chính sách của dự án Luật Đất đai (sửa đổi)… để nhân dân có thêm cơ sở nghiên cứu, cho ý kiến về dự thảo luật.

Đáng chú ý, về thời gian lấy ý kiến nhân dân, theo Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh, hiện có 2 loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất: Tán thành thời gian lấy ý kiến nhân dân như quy định trong dự thảo Nghị quyết (bắt đầu từ ngày 3-1 đến hết ngày 28-2-2023).

Loại ý kiến thứ hai: Thời gian lấy ý kiến nhân dân từ ngày 3-1 đến ngày 28-2-2023 trùng với thời gian Tết Nguyên đán năm 2023; do đó, việc lấy ý kiến nhân dân có thể gặp khó khăn. Đề nghị kéo dài thời gian lấy ý kiến nhân dân đến hết ngày 15-3-2023. 

Ngoài ra, Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị cơ quan soạn thảo quan tâm đến công tác thông tin, tuyên truyền trong quá trình lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo luật, đặc biệt tập trung vào các vấn đề quan trọng và các vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, nếu cần thiết nên xây dựng một Đề án riêng về nội dung này.

THẢO NGUYÊN

Tin mới

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9

Ngày 20-9, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên Đặng Văn Mạnh cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, ngày 21-9 sẽ chuyển 25 hộ dân trong thôn Làng Nủ đã mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sang khu nhà tạm, nhằm đảm bảo an toàn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.