• Click để copy

Siết chặt quản lý hàng hóa tại các chợ, trung tâm thương mại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo

Buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại luôn là vấn nạn nhức nhối của toàn xã hội. Thực trạng này xảy ra ở nhiều phân khúc thị trường, từ nông thôn đến thành thị, đặc biệt là trong các cửa hàng tạp hóa, cơ sở kinh doanh tại các phiên chợ vùng sâu, vùng xa, trà trộn vào cả những trung tâm thương mại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo

Hợp tác kinh tế biên giới là một xu hướng ngày càng phát triển với nhiều hình thức khác nhau. Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với ba nước Trung Quốc, Lào và Campuchia với tổng cộng chiều dài biên giới khoảng 4.654 km. Hoạt động thương mại biên giới của Việt Nam với các quốc gia láng giềng đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của các tỉnh biên giới. Tuy nhiên, vẫn còn các vấn đề lớn đặt ra cần giải quyết liên quan đến công tác quản lý sản phẩm hàng hóa tại các chợ, trung tâm thương mại ở khu vực miền núi, biên giới, hải đảo.

Siết chặt quản lý hàng hóa tại các chợ, trung tâm thương mại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo

Quản lý thị trường Sơn La kiểm tra nguồn gốc, chất lượng hàng hóa tại các cửa hàng taop hóa trong các thôn bản vùng sâu, vùng xa

Chợ biên giới bao gồm chợ hoặc khu, điểm chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu nằm trên địa bàn xã, phường, thị trấn hoặc khu vực hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với biên giới quốc gia trên đất liền, đồng thời có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân và cư dân biên giới. Chính vì vậy, công tác quản lý sản phẩm hàng hóa tại các chợ biên giới có những hạn chế, khó khăn và nổi bật qua 2 đặc điểm cơ bản do đặc thù về vị trí địa lý và nhận thức của người dân.

Thứ nhất, khó khăn do đặc thù về vị trí địa lý. Chợ biên giới đôi khi nằm sâu trong các vùng đồng bào thiểu số, việc di chuyển từ vùng đồng bằng lên đến các khu chợ này vô cùng khó khăn nhất là khi thời tiết không thuận lợi. Chính vì thế, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng đặc điểm này mang các hàng hoá có chất lượng kém, hàng giả, hàng hoá không rõ nguồn gốc... bày bán, tiêu thụ trái phép tại các phiên chợ vùng cao.

Các trung tâm thương mại vùng biên nằm trên địa bàn xã, phường, thị trấn hoặc khu vực hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với biên giới quốc gia trên đất liền, đồng thời có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân và cư dân biên giới là địa bàn hoạt động của hải quan, biên phòng.

Chính vì vậy, việc tham gia quản lý đối với hàng hoá của các lực lượng khác như Quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành, công an, bộ đội biên phòng... bị hạn chế.

Thứ hai, khó khăn từ nhận thức của người dân. Người dân ở khu vực miền núi, biên giới, hải đảo chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, có học vấn và dân trí thấp. Đặc điểm này khiến cho người dân miền núi sẵn sàng mua các sản phẩm giá rẻ, có hình thức đẹp mẫu mã bắt mắt mà không quan tâm đến chất lượng hoặc an toàn thực phẩm. Thậm chí, nhiều đối tượng còn tìm cách tiêu thụ hàng hoá thông qua hình thức bán hàng đa cấp gây thiệt hại về kinh tế, an sinh xã hội của đồng bào dân tộc.

Thu nhập của người dân vùng biên thường thấp, khó khăn trong khi nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng cao. Lợi dụng việc này cộng với vị trí nằm trong vùng biên của các khu trung tâm thương mại, nhiều tổ chức, cá nhân vì lợi nhuận thường bỏ tiền thuê và tổ chức thu gom hàng hoá do cư dân biên giới mang vác qua biên giới bằng nhiều thủ đoạn tinh vi qua các đường mòn lối mở.

Siết chặt quản lý hàng hóa tại các chợ, trung tâm thương mại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo

Mặc dù còn những khó khăn như vậy, lực lượng Quản lý thị trường vẫn luôn bám sát chỉ đạo của Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, kịp thời triển khai nhiều Kế hoạch, phương án đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả luôn được thực hiện một cách quyết liệt, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là các chợ, trung tâm thương mại ở khu vực miền núi, biên giới, hải đảo.

Điển hình trong năm 2022 tại các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện Thuận Châu và Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La), lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 102 vụ, xử lý 71 vụ, tổng số tiền thu nộp ngân sách 122 triệu đồng, trị giá hàng hoá vi phạm 12.530.000 đồng; Ký 102 bản cam kết với các cơ sở kinh doanh; phát 42 tờ rơi tuyên truyền về kinh doanh đúng pháp luật.

Theo đó, ngay từ đầu năm 2021, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Quyết định số 888/QĐ-TCQLTT ngày 22/3/2021 Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025. Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kế hoạch được triển khai đồng bộ trên cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động quản lý, giám sát địa bàn, thường xuyên kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và các hành vi kinh doanh trái phép khác góp phần ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, đảm bảo an sinh xã hội.

Siết chặt quản lý hàng hóa tại các chợ, trung tâm thương mại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo

Bên cạnh công tác chuyên môn kiểm tra, kiểm soát thị trường, lực lượng Quản lý thị trường cũng tổ chức ký cam kết với các chủ cửa hàng tạp hóa, cơ sở kinh doanh không buôn bán hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc

Trong năm 2022, toàn lực lượng kiểm tra 7.772 vụ theo nội dung Kế hoạch 888 tăng 93,5% so với cùng kỳ, phát hiện và xử lý 6.900 vụ việc vi phạm cao gấp 1,7 lần cùng kỳ năm trước. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là trên 68,9 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần so với cùng kỳ, trị giá hàng hóa vi phạm trên 99,1 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ do số vụ xảy ra chủ yếu ở quy mô nhỏ, giá trị mặt hàng không lớn.

Các hành vi vi phạm được phát hiện và xử lý chủ yếu là các hành vi: kinh doanh buôn bán hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; kinh doanh buôn bán hàng hoá giả về chất lượng, công dụng; vi phạm giả mạo về chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu; vi phạm giả tem, nhãn, bao bì hàng hóa; vi phạm về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Lũy kể từ ngày 22/3/2021 đến tháng 10/2022 phát hiện, xử lý: 11.788 vụ, phạt tiền trên 113 tỷ đồng, trị giá hàng hóa thu giữ trên 235,7 tỷ đồng.

Hàng hóa vi phạm chủ yếu là các sản phẩm thời trang, may mặc, thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng gia dụng, phụ kiện thời trang, chăn ga gối đệm..., có giá trị thấp, chất lượng kém, chủ yếu được nhập lậu qua các đường biên giới tập trung vào đối tượng mua sắm tại các chợ, trung tâm thương mại ở khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, dân trí thấp, tiêu chí mua sắm và tiêu dùng hạn chế. Tuy nhiên, đến nay thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã có bước chuyển biến đáng kể, tốc độ tăng trưởng khá, đóng góp một phần cho cơ cấu GDP của từng địa phương.

Siết chặt quản lý hàng hóa tại các chợ, trung tâm thương mại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo

Công tác tuyên truyền giúp người dân nâng cao nhận thức và cách nhận biết hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm tại vùng núi của Cục Quản lý thị trường Hà Giang

Do sự giao thương mạnh mẽ, sản phẩm, hàng hóa tại khu vực miền núi, biên giới khá đa dạng, tuy nhiên bên cạnh những hàng thật, có cả những hàng kém chất lượng. Vì thế, trong thời gian tới lực lượng quản lý thị trường quyết liệt tăng cường đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng để chủ động kịp thời đưa tin kiểm tra xử lý vụ việc, cập nhật đầy đủ, thường xuyên các diễn biến, hoạt động thương mại diễn ra tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Điển hình, trong năm 2022, theo nội dung Kế hoạch đề ra, các Cục QLTT tập trung vào công tác ký tuyên truyền và quy chế phối hợp với các nhóm cá nhân, tổ chức trên địa bàn bao gồm: Các siêu thị, trung tâm thương mại; Ban quản lý các chợ, trung tâm thương mại, hiệp hội, làng nghề,…; Sàn giao dịch thương mại điện tử, Website thương mại điện tử; Cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các chợ truyền thống, làng nghề; Các cơ sở kinh doanh tạo các khu vực, tuyến phố du lịch/các khu vực tuyến phố khác; Các cơ sở kinh doanh tại trung tâm thương mại; Các tổ chức, các nhân hoạt động kinh doanh trên nền tảng số. Tổng số các đơn vị kinh doanh được tuyên truyền, ký cam kết, phát tờ rơi năm 2022 là 174.055 cá nhân, tổ chức, tăng 96% so với năm trước.

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thời gian tới Tổng cục tiếp tục triển khai các nội dung tuyên truyền theo Kế hoạch, chỉ đạo đã ban hành; thường xuyên cập nhật, phổ biến nội dung các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, sửa đổi, bổ sung liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường; duy trì tốt việc tổ chức ký cam kết và giám sát việc thực hiện cam kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các chợ, trung tâm thương mại ở khu vực miền núi, biên giới, hải đảo. Hưởng ứng, tham gia các hoạt động Ngày Pháp luật Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật tới các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, công nghiệp thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, thông qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho các hộ kinh doanh trong việc chấp hành pháp luật về sản xuất, kinh doanh hàng hóa.

Bên cạnh nỗ lực của lực lượng chức năng, khuyến cáo các cá nhân, tổ chức và người dân cũng cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong việc phòng, chống buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không tiếp tay cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là qua thương mại điện tử. Nếu người dân, tổ chức phát hiện hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa có thể liên hệ các đội quản lý thị trường địa bàn để được hướng dẫn, giải quyết, bảo đảm quyền lợi của mình.

THEO TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.