Siêu phẩm B-21 Raider sẽ thống trị không quân Mỹ?
Không quân Mỹ coi B-21 Raider là “xương sống” của lực lượng máy bay ném bom chiến lược trong tương lai và là yếu tố chủ chốt trong kho vũ khí của Mỹ trong nửa thế kỷ tới.
Liệu sự ra đời của B-21 Raider có mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của một loại máy bay ném bom “độc nhất vô nhị” có khả năng tàng hình, có hệ thống vũ khí tiên tiến và kiến trúc hệ thống mở được tích hợp trong mọi yếu tố?
“Siêu phẩm B-21 Raider thể hiện sự cống hiến và kỹ năng của hàng nghìn người đang làm việc để xây dựng một tương lai an toàn hơn”, đó là lời thuyết minh của nhà sản xuất vũ khí Northrop Grumman (Mỹ) tại lễ ra mắt hoành tráng và ấn tượng hồi đầu tháng 12 vừa qua. Kể từ thời điểm này, máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider đã trở thành “thỏi nam châm” thu hút sự chú ý của dư luận thế giới, bất chấp mức giá đắt đỏ để sở hữu “siêu phẩm” này lên tới gần 700 triệu USD mỗi chiếc.
Theo Defense News, B-21 Raider là loại máy bay ném bom chiến lược công nghệ cao, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, có thể cất cánh mà không cần phi hành đoàn. Sự ra đời của B-21 Raider đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc định hình lại lực lượng máy bay ném bom đang suy yếu của không quân Mỹ, nhất là trong bối cảnh Washington đang muốn phô trương sức mạnh quân sự như một thông điệp răn đe gửi tới các đối thủ của mình.
Trước đó, không quân Mỹ đã có kế hoạch cho tất cả oanh tạc cơ B-1 Lancer và B-2 Spirit “nghỉ hưu” vào đầu năm 2030, chỉ để lại lực lượng chiến đấu gồm ít nhất 100 chiếc B-21 Raider và những chiếc B-52 Stratofortress từ thời Chiến tranh lạnh sau khi động cơ của chúng được tân trang lại.
![]() |
Máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider trong lễ ra mắt tại Palmdale, bang California (Mỹ), hôm 2-12. Ảnh: Lầu Năm Góc |
Có thể thấy, không quân Mỹ coi B-21 Raider là “xương sống” của lực lượng máy bay ném bom chiến lược trong tương lai và là yếu tố chủ chốt trong kho vũ khí của nước này trong nửa thế kỷ tới. Washington hy vọng khả năng tàng hình tiên tiến của B-21 Raider sẽ cho phép nó thực hiện các nhiệm vụ thâm nhập vào lãnh thổ kẻ thù để tấn công mà không bị phát hiện.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, tầm hoạt động của B-21 Raider cho phép máy bay ném bom thực hiện nhiệm vụ mà không cần phải tập kết gần thực địa, cũng như không cần hỗ trợ hậu cần trong quá trình hoạt động. Khả năng tàng hình của nó có nghĩa là “ngay cả những hệ thống phòng không tinh vi nhất cũng sẽ phải vật lộn để phát hiện B-21 Raider trên bầu trời”.
Công nghệ kiến trúc mở giúp B-21 Raider có khả năng thích ứng cao, dễ dàng được cập nhật và có thể kết hợp với "các loại vũ khí mới thậm chí còn chưa được phát minh ra". B-21 Raider là loại chiến đấu cơ đa năng, có thể được sử dụng để thu thập thông tin tình báo, trinh sát, giám sát, tấn công điện tử, liên lạc... Theo giới chuyên gia, B-21 Raider có tầm bay xa tới 9.650km mà không cần tiếp nhiên liệu. Bên trong khoang vũ khí của B-21 Raider có thể chứa loại bom không dẫn đường 230kg, bom dẫn đường chính xác đa năng 910kg, bom hạt nhân B61 hoặc B83, bom lượn AGM-154 hoặc tên lửa hành trình AGM-158, được phóng ở phạm vi ngoài khả năng chống trả của hệ thống phòng không đối phương.
B-21 Raider có chiều dài 20m, chiều cao 5m, sải cánh 50m, trọng lượng cất cánh tối đa 170 tấn, tốc độ hành trình 750km/giờ, tốc độ tối đa 999km/giờ, trần bay 15.000m. Tuy nhiên, một trong những tính năng được chú ý nhất của B-21 Raider chính là khả năng tàng hình của nó. B-21 Raider gần như vô hình trước mọi hệ thống radar nhờ hình dạng khác biệt và lớp phủ polymer sử dụng công nghệ tiên tiến trên bề mặt vỏ máy bay.
Chiếc B-21 Raider đầu tiên đã trải qua các cuộc thử nghiệm trong những tháng gần đây, cũng như quá trình lắp ráp và sơn phủ lần cuối trước khi ra mắt. Nó sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên tới căn cứ không quân Edwards ở California trong năm 2023. Theo kế hoạch, không quân Mỹ sẽ chính thức được trang bị B-21 Raider vào năm 2026 hoặc 2027.
Một điểm thú vị nữa, theo “bật mí” của một lãnh đạo Northrop Grumman, ông Tom Jones, là nhà sản xuất vũ khí này đã sử dụng rộng rãi thử nghiệm kỹ thuật số để “giảm thiểu rủi ro” cũng như tìm và khắc phục các sự cố tiềm ẩn với B-21 Raider trong môi trường ảo, trước khi giới thiệu “siêu phẩm” này ra thế giới thực.
HÀ PHƯƠNG
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.