Sớm tăng lương để khắc phục tình trạng công chức nghỉ việc
Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức vẫn giữ nguyên từ ngày 1-7-2019 đến nay.
Việc đồng lương không tăng trong khoảng thời gian dài, trong khi giá cả các mặt hàng ngày càng leo thang đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cán bộ, công chức và người lao động. Đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc; tác động tới tình trạng người lao động xin nghỉ việc và chuyển việc khỏi khu vực công thời gian qua.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Số công chức, viên chức thôi việc, nghỉ việc đồng loạt trong thời điểm hơn 2 năm qua là điều chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc và cũng là một vấn đề đáng quan ngại. |
Đề xuất của Chính phủ tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1-7-2023 cho cán bộ, công chức, viên chức đang là chủ trương nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đại biểu Quốc hội và đông đảo cử tri. Việc điều chỉnh tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức rất có ý nghĩa, giúp cải thiện phần nào cuộc sống của người lao động, cùng như góp phần ổn định tinh thần, tư tưởng làm việc của công chức, viên chức, đặc biệt trong ngành giáo dục, y tế. Tuy nhiên, để việc tăng lương thực sự có ý nghĩa, điều người dân mong mỏi đó là Chính phủ cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn để thực hiện thành công các giải pháp bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát, tránh tình trạng “lương tăng 1 đồng, giá tăng 2 đồng”, để khi tăng lương, chất lượng cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải tăng tương ứng.
Về lâu dài, dù mức lương cơ sở dành cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng, nhưng thực chất mức lương của công chức hiện nay vẫn chưa theo kịp mức lương tối thiểu vùng; đặc biệt chưa đủ để xóa bỏ chênh lệch giữa lương của khu vực công và khu vực tư. Nói điều này để thấy, việc cải cách chính sách tiền lương không thể chậm trễ, để bảo đảm tiền lương thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức và gia đình người hưởng lương.
Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương (vào các năm: 1960, 1985, 1993, 2003) nhưng hiện nay có thể thấy, chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
Hiện nay, nước ta đang nỗ lực cải cách chính sách tiền lương với nhiều chính sách mới theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21-5-2018, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; trong đó sẽ áp dụng trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo. Đây cũng là giải pháp quan trọng khắc phục tình trạng cán bộ, công chức có năng lực nhưng nhận được lương thấp; khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ việc, chuyển việc từ khu vực công sang khu vực tư.
VŨ DUNG
Tin mới
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.