• Click để copy

Sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liệt kê Việt Nam nằm trong số các quốc gia có gánh nặng sốt xuất huyết (SXH) nghiêm trọng.

SXH hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vaccine phòng bệnh đã có, tuy nhiên chưa được sử dụng rộng rãi. Các chuyên gia y tế cảnh báo, dịch bệnh SXH hiện không còn diễn biến theo chu kỳ và đang trở nên khó lường, nguy hiểm hơn.

Nhiều dịch lớn bùng phát trong thời gian ngắn

Theo ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, mỗi năm, Việt Nam có khoảng gần 200.000 trường hợp mắc SXH. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận gần 120.000 ca mắc SXH, trong đó có 18 ca tử vong. Cách đây 7 năm đã có một nghiên cứu đánh giá về tài chính cho công tác phòng, chống SXH. Theo đó, mỗi người nhập viện tốn 6-10 triệu đồng, cộng với mỗi người nhập viện cần một số người nhà đi theo chăm sóc, tạo ra gánh nặng về kinh tế-xã hội rất lớn.

Thậm chí, chi phí điều trị một ca mắc SXH nặng có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. SXH diễn biến khó lường và phức tạp, có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, trong đó các đối tượng có nguy cơ trở nặng cao là trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mãn tính, béo phì... Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm do SXH như tụt huyết áp, suy tim, suy thận, sốc mất máu, suy đa tạng, xuất huyết não, hôn mê...

Sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp
Tiêm vaccine phòng sốt xuất huyết tại Hệ thống tiêm chủng VNVC. Ảnh: PHONG LAN 

Ông Hoàng Minh Đức cho rằng: “Trước đây, chúng ta có Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống SXH, chủ yếu dùng mạng lưới cộng tác viên ở thôn, bản, xã để truyền thông, hướng dẫn cho người dân loại bỏ bọ gậy ở các dụng cụ chứa nước sạch trong nhà. Hệ thống cộng tác viên của chúng ta đã làm rất tốt, vì thế số ca mắc đã giảm. Sau khi chương trình mục tiêu kết thúc vào năm 2020, theo Luật Ngân sách nhà nước, chúng ta yêu cầu các địa phương bố trí ngân sách phòng, chống SXH. Nhưng khi không có chương trình cụ thể thì vấn đề tuyên truyền, chỉ đạo cũng giảm bớt, chính quyền cơ sở và người dân sẽ lơ là hơn trước, cùng với đó là chưa có vaccine phòng dịch. Vì thế, trong những năm gần đây, SXH quay trở lại”.

GS, TS Vũ Sinh Nam, cố vấn cao cấp về SXH, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Tổng thư ký Hội Y học dự phòng Việt Nam, đã đề cập đến những yếu tố khiến dịch bệnh SXH khó kiểm soát. Theo GS, TS Vũ Sinh Nam, trước đây, chu kỳ từ 10 đến 12 năm xảy ra một vụ dịch lớn, nhưng từ năm 2019 đến 2023 đã có hai vụ dịch lớn. Cụ thể, năm 2019 có hơn 300.000 ca và năm 2022 là 370.000 ca, với 150 người tử vong. Thêm vào đó, dịch tễ SXH ở Việt Nam hiện nay có thay đổi. Trước đây, dịch bệnh chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung nhưng hiện đã lan rộng ra các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương ở khu vực miền Bắc như Hà Nội và một số tỉnh miền núi hiện cũng đã ghi nhận SXH lưu hành.

GS, TS Vũ Sinh Nam giải thích, khác với muỗi truyền bệnh sốt rét hay viêm não Nhật Bản là trú đậu ở ngoài nhà, muỗi vằn truyền bệnh SXH ở trong nhà, thích hút máu người, sinh sản và đẻ trứng dưới nguồn nước sạch do con người tạo ra. Vì vậy, nếu chỉ có sự vào cuộc của ngành y tế, chính quyền địa phương thì chúng ta không thể diệt được muỗi, vector truyền bệnh, mà cần sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng trong diệt bọ gậy.

Có vaccine nhưng chủ yếu vẫn phải diệt bọ gậy

Trước đây chưa có vaccine, việc kiểm soát phòng, chống bệnh SXH chủ yếu qua vector và điều trị triệu chứng. Vào tháng 5-2024 vừa qua, vaccine phòng SXH của hãng Takeda (Nhật Bản) đã được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Đây là vaccine SXH đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam và triển khai tiêm chủng từ cuối tháng 9 cho người dân tại các đơn vị tiêm chủng công lập, tư nhân trên toàn quốc. Trước đó, vaccine này đã được cấp phép tại 40 quốc gia. Vaccine có hiệu quả phòng tái nhiễm cho người từng mắc SXH, điều này rất có ý nghĩa đối với Việt Nam bởi hiện số người từng mắc SXH ít nhất một lần khá cao. Với tình trạng lần mắc bệnh sau thường nặng hơn lần trước thì việc tiêm vaccine kịp thời giúp người bệnh được bảo vệ tốt về sức khỏe và tính mạng.

Bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, những năm gần đây, dịch tễ SXH đã thay đổi, không còn phát triển theo chu kỳ mà tăng đều hằng năm, đặc biệt vào thời điểm cuối năm. Nguyên nhân của tình hình này chính là do hậu quả của sự đô thị hóa và nóng dần lên của toàn cầu đã tạo điều kiện cho muỗi gây bệnh sinh sôi, phát triển mạnh. Các nước có mô hình dịch tễ tương đồng Việt Nam như Brazil đã đưa vaccine vào tiêm chủng rộng rãi cho người dân.

“Kinh nghiệm nhiều năm qua cho thấy, khi vaccine được đưa vào sử dụng giúp giảm số ca bệnh rõ rệt. Theo kết quả giám sát dịch tễ, Việt Nam lưu hành cả 4 tuýp virus gây bệnh SXH, do đó vaccine dự phòng được cả 4 tuýp virus là cần thiết. Việc triển khai tiêm vaccine SXH tại Việt Nam giúp ngành y tế dự phòng và người dân có thêm vũ khí phòng bệnh và đối phó với dịch SXH hiệu quả, bên cạnh biện pháp diệt bọ gậy, dọn dẹp vệ sinh môi trường sống, ngủ màn...”, bác sĩ Lê Hồng Nga lưu ý.

DIỆP CHÂU

Tin mới

Đông Nam Bộ: Xuất hiện đợt triều cường mới ven biển
Đông Nam Bộ: Xuất hiện đợt triều cường mới ven biển

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 11-4 đến 17-4, khu vực ven biển Đông Nam Bộ có khả năng xuất hiện một đợt triều cường với mực nước cao nhất tại trạm Vũng Tàu trong khoảng thời gian này có khả năng dưới 4m. Người dân cần đề phòng ngập úng tại các vùng trũng, thấp, ven sông và vùng ngoài đê bao khu vực ven biển phía Đông Nam Bộ.

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025
Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1979/QĐ-UBND, ngày 10-4-2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm 2025.

Quy hoạch hạ tầng số để phát triển mạng di động 5G
Quy hoạch hạ tầng số để phát triển mạng di động 5G

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ký ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BKHCN, quy định chi tiết về quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 71-76 GHz và 81-86 GHz (băng tần E). Thông tư có hiệu lực từ ngày 15-5-2025.

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Mỹ Donald Trump lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Mỹ Donald Trump lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc dù cuộc chiến thuế quan tiếp tục leo thang khi ông tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc lên 145%.

Unilever đầu tư nhà máy 800 triệu USD tại Mexico bất chấp chính sách thuế của Mỹ
Unilever đầu tư nhà máy 800 triệu USD tại Mexico bất chấp chính sách thuế của Mỹ

Tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới Unilever đang lên kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy trị giá 800 triệu USD tại bang Nuevo León, miền Bắc Mexico, trong đó đa số sản phẩm sẽ được xuất sang thị trường Mỹ và Canada, bất chấp những thách thức liên quan đến chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump.

Iran cảnh báo có thể trục xuất các thanh sát viên hạt nhân của Liên hợp quốc
Iran cảnh báo có thể trục xuất các thanh sát viên hạt nhân của Liên hợp quốc

Ngày 10-4, một cố vấn của nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei cảnh báo rằng Iran có thể trục xuất các thanh sát viên thuộc cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc khi "các mối đe dọa" gia tăng trước các cuộc đàm phán quan trọng với Mỹ.