• Click để copy

Sự cố CrowdStrike phơi bày điểm yếu của kinh tế toàn cầu

Sự cố CrowdStrike hồi cuối tuần qua đã phơi bày mức độ phụ thuộc sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu vào một thực thể duy nhất.

The Washington Post ngày 20-7 nhận định, giới chính trị gia và các nhà quản lý ở nhiều nước trên thế giới đã bày tỏ lo ngại rằng sự cố CrowdStrike khiến hàng loạt máy tính sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows ngừng hoạt động cho thấy mối hiểm họa khi quá nhiều quyền lực tập trung vào một thực thể-ở đây là Tập đoàn công nghệ Mỹ Microsoft. Cũng qua sự cố này, sự mong manh của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin toàn cầu được phơi bày rõ nét.

Sự cố CrowdStrike phơi bày điểm yếu của kinh tế toàn cầu
Hành khách xếp hàng bên trong sân bay quốc tế Don Mueang, Bangkok (Thái Lan) ngày 19-7, sau khi khi sự cố CrowdStrike khiến việc làm thủ tục xuất nhập cảnh bị gián đoạn. Ảnh: Reuters

Sự việc bắt đầu ngày 19-7, khi công ty an ninh mạng của Mỹ CrowdStrike ghi nhận hàng loạt báo cáo về hiện tượng “màn hình xanh chết chóc” (BSOD) trên các máy chủ Windows. BSOD là thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả sự cố hệ thống trên hệ điều hành Windows của Microsoft. Khoảng 8,5 triệu máy tính trên khắp thế giới bị tê liệt. Hậu quả là hàng nghìn chuyến bay của các hãng hàng không ở nhiều nơi trên thế giới như: Mỹ, Anh, Australia, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan... không thể cất cánh do hành khách không thể làm thủ tục tại sân bay, nhiều dịch vụ công buộc phải tạm ngừng hoạt động, một số đài phát thanh-truyền hình ngừng phát sóng, nhiều ca phẫu thuật và dịch vụ chăm sóc y tế bị hoãn do dữ liệu trên máy tính không thể truy cập, hàng loạt sàn giao dịch chứng khoán và hệ thống tín dụng cũng phải ngừng hoạt động.

Điều tra của Microsoft sau đó cho thấy, sự cố xảy ra không phải do bị tấn công mạng, mà nguyên nhân xuất phát từ lỗi bản cập nhật phần mềm Falcon của CrowdStrike vốn có chức năng theo dõi những hoạt động đang diễn ra trên máy tính, giúp tìm kiếm những hoạt động bất thường, độc hại cho máy tính và khóa các mối đe dọa này.

Con số 8,5 triệu thiết bị bị ảnh hưởng chỉ tương đương chưa tới 1% số máy tính trên toàn cầu đang sử dụng hệ điều hành Windows. Cũng chưa có tính toán nào về mức độ thiệt hại do sự cố lần này gây ra. Tuy nhiên, vụ việc làm dấy lên mối lo ngại rằng Microsoft đang nắm quyền kiểm soát đối với nền tảng công nghệ thông tin toàn cầu, khiến các chính phủ, cơ quan, doanh nghiệp phải gánh chịu rủi ro bất ngờ, đồng thời đặt ra câu hỏi liệu có thể kiềm chế quyền lực của một trong những “gã khổng lồ điều hành chính trị tinh vi nhất thế giới”?

Biện minh cho sự cố vừa qua, Người phát ngôn của Microsoft Kate Frischmann khẳng định: "Tác động của sự cố lần này được xác định thuộc phạm vi trách nhiệm của CrowdStrike, chứ không phải phạm vi của Microsoft". Còn Giám đốc điều hành CrowdStrike George Kurtz nhấn mạnh, công ty đang "làm việc với tất cả đối tác bị ảnh hưởng để bảo đảm hệ thống vận hành trở lại một cách an toàn và họ có thể cung cấp các dịch vụ cho khách hàng của mình".

George Rakis, Giám đốc điều hành của NextGen Competition cho biết, sự cố CrowdStrike "là kết quả của tình trạng độc quyền phần mềm đã trở thành điểm yếu duy nhất của các nền kinh tế khắp toàn cầu". Spence Purnell, Giám đốc chính sách công nghệ của tổ chức tư vấn tự do Reason Foundation đánh giá, trong khi các quan chức chính quyền Mỹ thường phàn nàn về những công ty độc quyền công nghệ, thì trớ trêu thay “chính họ lại giúp Microsoft củng cố vị thế trong các hợp đồng của chính phủ thông qua điều khoản ràng buộc với nhà cung cấp".

Theo Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa Mỹ Mark Green, vụ việc trên cho thấy thế giới hiện nay phụ thuộc vào công nghệ thông tin trong mọi khía cạnh của cuộc sống và chỉ một sự cố nhỏ cũng có thể gây ra hiệu ứng domino tác động lên các nền kinh tế khắp toàn cầu.

Hồi cuối thập niên 1990, người ta từng lo ngại sự cố Y2K có thể khiến cả thế giới hỗn loạn, rất may nó đã không xảy ra. Tuy nhiên, may mắn có thể không lặp lại khi mà chưa rõ trong tương lai sẽ có thêm sự cố công nghệ nào có thể tác động tiêu cực đến các nền kinh tế toàn cầu, như sự cố vừa mới xảy ra.  

HÀ PHƯƠNG

Bài liên quan

Tin mới

Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng

Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.

Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập

Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.

Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12

Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.

Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.

Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên

Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.

Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam

Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.