Sửa đổi, bổ sung quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường để ngăn chặn kịp thời hàng giả, hàng kém chất lượng
Bộ Khoa học và Công nghệ đã hoàn tất dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28/9/2017 của Bộ KH&CN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và sẽ xem xét ban hành trong thời gian tới.
Ảnh minh họa
Thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường (Thông tư số 26) và Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28/9/2017 của Bộ trưởng Bộ KH&CN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN (Thông tư số 12) đã góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động quản lý chất lượng hướng vào mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong nước góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế trong bối cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập. Thông tư số 12 đã sửa đổi, bổ sung, khắc phục được một số tồn tại trong quy định về nội dung, trình tự thủ tục kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tại Thông tư số 26 và áp dụng chung cho cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hóa thuộc các bộ, ngành, địa phương khi kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Tuy nhiên, Thông tư số 26 ban hành đã được gần 10 năm, Thông tư số 12 ban hành đã được gần 05 năm, các văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ pháp lý trực tiếp để quy định nội dung các Thông tư này đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế như: Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa (thay thế Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa); Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định số 132/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ 01/01/2022 bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (QLCL) thuộc Tổng cục TĐC, Chi cục trưởng Chi cục TĐC thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục trưởng Chi cục QLCL miền Trung, Chi cục trưởng Chi cục QLCL miền Nam thuộc Cục QLCL.
Do đó, trình tự xử phạt vi phạm hành chính cũng có sự thay đổi so với trước đây; Nghị định số 119/2017/NĐ-CP, Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử đã điều chỉnh quy định mới… Ngoài ra, một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 26, Thông tư số 12 còn chưa phù hợp với các văn bản pháp luật khác như: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Biên bản Vi phạm hành chính chưa phù hợp với Biểu mẫu được ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, trong thực tiễn thi hành Thông tư số 26 và Thông tư số 12 đã bộc lộ một số nội dung quy định còn thiếu tính khả thi hoặc chưa được quy định; một số vấn đề còn chưa được rõ ràng, có những điểm còn thiếu tính thống nhất gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường của các cơ quan quản lý cũng như chưa đảm bảo môi trường thuận lợi cho kinh doanh … Ví dụ: Quy định thế nào là hàng hóa lưu thông trên thị trường còn chưa được đầy đủ, rõ ràng.
Tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 12 về việc lấy 02 mẫu: nhiều doanh nghiệp, hiệp hội (Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam…) và các cơ quan thực thi công tác kiểm tra (Tổng cục Quản lý thị trường, Cục An toàn thực phẩm…) không hiểu rõ mục đích của việc quy định phải lưu 01 đơn vị mẫu tại cơ quan kiểm tra. Và không biết quy trình xử lý đối với mẫu lưu này trong trường hợp doanh nghiệp có khiếu nại về kết quả thử nghiệm mẫu và trong trường hợp nào thì thử nghiệm mẫu lưu tại cơ quan kiểm tra.
Ngoài ra, một vấn đề nổi cộm nhất trong tình hình dịch bệnh vừa qua đó là xu thế áp dụng Công nghệ 4.0 trong kinh doanh cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Việc kinh doanh thương mại điện tử đang phát triển rầm rộ và chiếm tỷ trọng lớn trong việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa nói chung. Hơn nữa, việc bán hàng qua mạng lại không cần phải có kho chứa/lưu hàng hóa, nguồn hàng có thể được lấy từ nhiều nơi khác nhau, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối tượng. Vì vậy, việc kiểm tra chất lượng và ghi nhãn hàng hóa, đối với hàng hóa được kinh doanh, bán hàng theo hình thức thương mại điện tử như trên cũng cần được xem xét, nghiên cứu, bổ sung các quy định, chế tài để triển khai. Do đó để thực hiện các yêu cầu thực tiễn cũng như để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh chân chính, giúp cơ quan nhà nước quản lý chặt chẽ, thống nhất, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hàng nhập lậu, hàng giả, hàng hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường.
Dự thảo Thông tư đã điều chỉnh và bổ sung một số nội dung như: Quy định về hàng hóa lưu thông, bổ sung: hàng hóa lưu thông “bao gồm cả hàng hoá trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử”. Về quy định lấy mẫu hàng hóa để kiểm tra, bổ sung nội dung: “Đối với hàng hóa có kích thước lớn, hàng hóa có giá trị lớn…, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thống nhất bằng văn bản với Bộ khoa học và Công nghệ ban hành quy định về lấy mẫu để kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.” Sửa đổi, bổ sung quy định xử lý vi phạm:. Đối với các vi phạm chưa có quy định về việc xử lý vi phạm hành chính, đoàn kiểm tra ghi rõ trong biên bản kiểm tra và yêu cầu chủ sở hữu hàng hóa thực hiện hành động khắc phục trước khi tiếp tục lưu thông hàng hóa. Khi khắc phục xong chủ sở hữu hàng hóa báo cáo bằng văn bản kèm theo bằng chứng khắc phục về cơ quan kiểm tra. Hết thời hạn báo cáo quy định tại Biên bản kiểm tra, nếu chủ sở hữu hàng hóa không thực hiện hành động khắc phục và gửi báo cáo theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thì cơ quan kiểm tra xem xét việc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về tên, địa chỉ nơi bán hàng, tên hàng hóa và hành vi vi phạm.... Sau khi phát hiện và xử lý hàng hóa lưu thông trên thị trường vi phạm hành chính, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm tiến hành kiểm tra hoặc thông báo cho cơ quan kiểm tra tương ứng nơi có cơ sở cung cấp hàng hóa đó kiểm tra theo quy định pháp luật...
Đặng Thu Hằng
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.