• Click để copy

Sửa đổi Luật Thủ đô-Tạo bệ phóng cho Hà Nội phát triển-Bài 5: Tăng quyền hạn, nâng trách nhiệm (Tiếp theo và hết)

Nội dung quan trọng trong việc sửa đổi Luật Thủ đô lần này theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là phải xây dựng cơ chế, chính sách vượt trội; đồng thời, tăng quyền và giao quyền cho Hà Nội triển khai thực hiện các lĩnh vực.

Điều này giúp tăng tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo đồng thời phân định rõ trách nhiệm của các cấp, hạn chế tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, hoặc can thiệp hành chính vào những vấn đề đã quy định rõ thẩm quyền. Những quy định liên quan đến cơ chế phân cấp, phân quyền trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ nới rộng chiếc áo pháp lý đang quá chật cho Hà Nội.

Phân quyền, phân cấp là xu hướng tất yếu

Theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu phát triển Thủ đô đặt ra nhiều yêu cầu cao hơn trước. Bởi Hà Nội không chỉ là Thủ đô mà còn là trung tâm đầu não chính trị-hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế. Đặc biệt, phát triển Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy cho vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Theo đó, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phải giúp Hà Nội giải quyết được các hạn chế, bất cập, trước hết là cơ chế, chính sách tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường, di dời cơ sở y tế, giáo dục ra khỏi nội đô... Để thực hiện mục tiêu này, theo đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, mấu chốt là phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho Thủ đô, song song với đó cần cơ chế tương ứng để Thủ đô thực hiện. Việc hoàn thiện phân cấp, phân quyền cần được thực hiện theo hướng cụ thể hóa, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm.

Sửa đổi Luật Thủ đô-Tạo bệ phóng cho Hà Nội phát triển-Bài 5: Tăng quyền hạn, nâng trách nhiệm (Tiếp theo và hết)
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra tiến độ Dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô. Ảnh: VIẾT THÀNH

Theo Tiến sĩ (TS) Nguyễn Bích Ngọc, Trường Đại học Luật Hà Nội, phân quyền được hiểu là việc phân định thẩm quyền giữa chính quyền Trung ương và địa phương. Cấp Trung ương chuyển giao một phần nhiệm vụ, quyền hạn cùng với các điều kiện bảo đảm thực hiện cho các cấp chính quyền địa phương để được tự quyết định các vấn đề của địa phương mình. Trung ương thực hiện kiểm tra hoạt động của địa phương trên cơ sở quy định của pháp luật.

Đánh giá phân cấp, phân quyền là xu hướng tất yếu trong quá trình quản trị nhà nước, quản trị địa phương, Phó giáo sư (PGS), TS Trần Thị Diệu Oanh, Học viện Hành chính Quốc gia cho rằng, để thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước, phát triển Thủ đô Hà Nội, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho Hà Nội đặc biệt là về biên chế, cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập, có chính sách trọng dụng nhân tài, thành lập cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp đặc thù, thẩm quyền của HĐND, UBND thành phố...

Trong đó, đề cao trách nhiệm cá nhân trên cơ sở phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân và tập thể trong tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị. Bảo đảm tính chủ động, độc lập của chính quyền đô thị trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao. Đồng thời, tạo sự thông suốt, nhanh chóng và hiệu quả, giảm bớt tổ chức trung gian. Phân cấp, ủy quyền trên nhiều lĩnh vực cũng chính là nhằm phát huy mọi năng lực, tiềm năng của đô thị để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.

PGS, TS Nguyễn Hoàng Anh, Đại học Quốc gia Hà Nội đề nghị, cần trao cho Hà Nội các thẩm quyền riêng, có tính chất tự quản trong những lĩnh vực gắn liền với nhiệm vụ, chức năng của Thủ đô. Pháp luật cần có quy định rõ các thẩm quyền của Thủ đô, nhất là các thẩm quyền liên quan đến cơ chế đặc thù. Những cơ chế đó cần đạt đến tầm của chính sách, quy định trong luật để thực sự thực hiện công cuộc phân quyền cho địa phương đúng như tinh thần Hiến pháp.

Đánh giá việc phân cấp, phân quyền tiếp tục được đẩy mạnh cùng công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, cải cách thủ tục hành chính, ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh, quá trình này bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước về thể chế, tổ chức bộ máy, chính sách, chiến lược, quy hoạch, tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước góp phần tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt trong thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cấp chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao khả năng sáng tạo, phát huy vai trò tự quản, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Đề xuất HĐND TP Hà Nội được quyết định về cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính đặc thù

Về cơ bản, việc đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố trong quyết định một số nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, biên chế (quy định tại điểm a, điểm b Khoản 1, Điều 9 dự thảo) là bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề cho thành phố thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù trong dự thảo luật.

Bày tỏ đồng tình với nội dung của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ông Trần Anh Tuấn cho biết, vấn đề giao cho HĐND TP Hà Nội quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND thành phố, quận, huyện, thị xã phù hợp với thực tế, sẽ tạo ra được sự chủ động, linh hoạt, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước. Một điểm chú ý khác là dự thảo luật thống nhất chế độ công vụ, không phân biệt cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn với quận, huyện, thị xã và thành phố. Với quy định này trong dự thảo luật, Hà Nội đi tiên phong về hoàn thiện chế độ công vụ.

Thông tin thêm, ông Nguyễn Chí Đoàn, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP Hà Nội cho biết, là một trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới với dân số khoảng hơn 8 triệu người, yêu cầu phát triển của Hà Nội luôn diễn ra, có những lĩnh vực mới đòi hỏi phải có tổ chức, bộ máy, con người để quản lý. Vì vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất HĐND TP Hà Nội được quyết định về cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính đặc thù là rất cần thiết.

Ví dụ, vài năm tới xuất hiện nhu cầu về quản lý hệ thống tàu điện ngầm, cần có cơ quan đủ điều kiện để thực hiện công việc này, nếu được giao quyền, Hà Nội sẽ có thể kịp thời xử lý yêu cầu. Bên cạnh phân cấp từ Trung ương cho địa phương, Hà Nội cũng mạnh dạn phân cấp cho cấp huyện, cấp xã, trong đó, quyết liệt thực hiện việc phân cấp quản lý từ cấp thành phố đến cấp huyện trên nhiều lĩnh vực như đường bộ, công viên, xử lý nước thải, quản lý bến bãi, vận tải hành khách tuyến cố định, công cộng...

HĐND TP Hà Nội cũng có nghị quyết phê duyệt đề án phân cấp ủy quyền từng lĩnh vực, trên cơ sở đó UBND TP Hà Nội có quyết định phân cấp 700 thủ tục hành chính từ thành phố và các sở về cấp cơ sở. Qua đó, tạo sự chuyển biến năng động tích cực, phát huy tiềm năng thế mạnh lớn của địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân trong thực hiện thủ tục hành chính.

Ông Nguyễn Công Anh, Phó giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội đề xuất, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù để áp dụng được ngay, những vấn đề cần ủy quyền lập pháp thì nên ủy quyền cho các chủ thể có thẩm quyền quy định theo pháp luật hiện hành, bảo đảm tính khả thi và đồng bộ. Đồng thời với việc phân quyền mạnh mẽ, cần quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền thành phố.        

Việc sửa đổi Luật Thủ đô lần này đang được kỳ vọng kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24-1-2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23-11-2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng thời, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ chế vượt trội, đột phá cho sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, để Hà Nội phấn đấu vươn lên ngang tầm với thủ đô các nước phát triển trong khu vực như mục tiêu Bộ Chính trị đề ra.

Đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Liên quan đến phân quyền và phân cấp, đây là hồn cốt và cơ bản nhất trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Nếu chúng ta thực hiện tốt, bảo đảm sự kiểm soát quyền lực, đây mới có tác dụng lâu dài. Việc này nếu chúng ta làm tốt thì sau này sẽ nhân rộng ra các địa phương, thậm chí ra cả nước. 

VŨ DUNG - MẠNH HƯNG - ANH VIỆT

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.