Suy giảm dân số - bài toán nan giải với châu Âu
Các dự báo cho thấy sự trỗi dậy của phe cực hữu có thể đẩy nhanh tốc độ suy giảm dân số của châu Âu, tạo ra những cú sốc kinh tế, khiến tốc độ tăng trưởng của khu vực chậm lại và nguồn chi cho lương hưu, chăm sóc sức khỏe tăng vọt.
2025 sẽ là năm cuối cùng dân số châu Âu được dự báo tăng trưởng, vì từ năm 2026, dân số của lục địa già sẽ bắt đầu suy giảm. Theo Eurostat-cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (EU), dân số châu Âu dự kiến sẽ đạt đỉnh ở mức 453,3 triệu người vào năm 2026, trước khi giảm xuống còn 419,5 triệu người vào năm 2100. Với việc dân số tăng nhanh hơn ở các quốc gia khác, EU sẽ chỉ chiếm 4,1% dân số toàn cầu vào thời điểm đó.
Không chỉ dân số giảm mà tình trạng già hóa dân số ở EU cũng tăng nhanh. Các dự báo mới nhất của Eurostat cho thấy, tỷ lệ dân số ở độ tuổi từ 65 trở lên sẽ chiếm 32% vào năm 2100, so với mức 21% hiện nay. Già hóa dân số kéo theo số lượng người trong độ tuổi lao động thu hẹp. Điều này sẽ tạo ra “gánh nặng nhân khẩu học”, tác động tiêu cực đến mức sống của người dân, theo Population Europe-mạng lưới các trung tâm nghiên cứu nhân khẩu học hàng đầu của châu Âu.
![]() |
Trung tâm tiếp nhận người di cư do Italy điều hành tại Shengjin, Albania. Ảnh: Sky News |
Ngoài ra, các quốc gia lục địa già sẽ đối mặt với hàng loạt thách thức kinh tế. "Hậu quả chính là tăng trưởng chậm lại và gánh nặng thuế cao hơn do chi tiêu lương hưu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe, trợ cấp cho người cao tuổi tăng lên", nhà nghiên cứu John Springford của Trung tâm Cải cách châu Âu, cho biết.
Trước tình trạng già hóa dân số và tỷ lệ sinh giảm, nhiều quốc gia lục địa già đã dựa vào nguồn lao động nhập cư để giải bài toán thiếu lao động. Thế nhưng, sự “lên ngôi” của các đảng cực hữu ở một số quốc gia tạo áp lực buộc các chính phủ thể hiện thái độ cứng rắn trong việc hạn chế số lượng người nhập cư.
Đức là quốc gia có chính sách tiếp nhận tị nạn rất cởi mở, nay cũng đã thay đổi đáng kể quan điểm về người tị nạn. Không chỉ hạn chế nhập cư bất hợp pháp và tăng cường an ninh biên giới, số vụ trục xuất những người xin tị nạn bị từ chối tại Đức đã tăng hơn 50% trong hai năm qua.
Hồi tháng 10-2024, việc chính phủ cực hữu Italy thuê đất ở nước ngoài để phân loại người xin tị nạn đã từng bị chỉ trích, nhưng giờ đây lại được nhiều nước quan tâm. Theo Euronews, các ủy viên của Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã đề xuất thiết lập các “trung tâm hồi hương” nằm ngoài biên giới EU, tương tự như cách Italy đã làm, để giải quyết vấn đề người tị nạn. Đề xuất này được nhiều quốc gia EU hoan nghênh và dự kiến sẽ được công bố sớm nhất vào cuối tháng này.
Có thể thấy, mỗi nước châu Âu đều đang siết chặt nhập cư theo cách riêng, không phải vì số lượng người nhập cư trái phép tăng lên (thực tế số lượng người nhập cư trái phép vào EU đã giảm gần 40% trong năm 2024), mà do quan điểm của phe cực hữu bài ngoại đang ngày càng có thêm sức nặng. Nhưng những người muốn “đóng cửa” biên giới châu Âu với người nhập cư sẽ phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt: Dân số EU dự kiến giảm mạnh trong thế kỷ tới, phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế dài hạn của châu lục này.
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, người coi việc trấn áp dòng người di cư là ưu tiên trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, liệu sẽ có biện pháp gì để bù đắp lượng thiếu hụt lao động khi đất nước của bà là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất châu Âu. Dự kiến dân số Italy sẽ giảm hơn một nửa vào cuối thế kỷ 21 nếu không có người nhập cư.
Còn tại Đức, nơi đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) với quan điểm chống nhập cư đang xếp thứ hai trong nhiều khảo sát trước bầu cử, dân số nước này có thể giảm tới 30 triệu người trong 80 năm tới nếu biên giới Đức khép lại với người tị nạn.
Những cú sốc kinh tế, tốc độ tăng trưởng chậm lại và nguồn chi cho lương hưu, chăm sóc sức khỏe tăng vọt sẽ là bài toán đầy thách thức với các chính phủ EU nếu tình trạng suy giảm dân số ở châu Âu không được giải quyết. Theo các nhà nghiên cứu, nhập cư có thể giúp giảm bớt áp lực nhân khẩu học, nhưng về lâu dài, để bù đắp cho lực lượng lao động suy giảm, các quốc gia EU cần có dòng người di cư liên tục trong nhiều năm. Xây dựng các biện pháp ứng phó chủ động, toàn diện tập trung vào giáo dục, khuyến khích lao động nhập cư có tay nghề là bước đi cần thiết giúp duy trì sự ổn định kinh tế, hạn chế tác động tiêu cực từ những thay đổi về nhân khẩu học đối với EU.
HÀ LAN
Tin mới
Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 bắt giữ sà lan vận chuyển trái phép hơn 100 tấn phân đạm URE
Tiếp tục đẩy mạnh Đợt thi đua cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, ngày 22-2, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết, đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ 1 phương tiện thủy nội địa (sà lan) đang vận chuyển trái phép khoảng hơn 100 tấn phân đạm URE trên vùng biển Tây Nam.
Thực hiện đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên với tinh thần thần tốc như mạch 3
Dự án đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) sẽ là một trong những công trình trọng điểm vừa đáp ứng việc giải tỏa công suất của các dự án điện khu vực Tây Bắc ở thời điểm hiện tại và tương lai, vừa sẵn sàng cho việc nhập khẩu điện từ nước bạn Trung Quốc khi Việt Nam có nhu cầu. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu trong tháng 2-2025, chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải triển khai khởi công dự án.
Không khí lạnh tăng cường đến Bắc Bộ từ sáng 23-2
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, gần sáng 23-2, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5, có nơi giật cấp 6.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ thông tin “người nhà tố bệnh viện tắc trách làm sản phụ mất con”
Ngày 22-2, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bệnh viện Phụ sản Trung ương về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với sản phụ Q.A.
Người dân TP Hồ Chí Minh "tự bảo vệ" trước dịch cúm mùa
Tuy TP Hồ Chí Minh đã vào mùa khô mang khí hậu nóng ẩm đặc trưng, thế nhưng, những cơn mưa trái mùa và những cơn gió lạnh vào các buổi sáng sớm hay tối muộn tại thành phố cũng khiến người dân dè chừng vì đây là những lúc dễ dàng mắc căn bệnh cúm mùa. Để phòng ngừa bệnh, người dân thành phố đã chủ động đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm ngừa cúm mùa.
Việt Nam sắp có vaccine tay chân miệng
Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty dược phẩm Substipharm Biologics (Thụy Sĩ) để sớm đưa vaccine tay chân miệng về Việt Nam.