• Click để copy

Tái hiện hồn cốt văn hóa cung đình

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là minh chứng về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt vùng châu thổ sông Hồng trong suốt chiều dài lịch sử liên tục 13 thế kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay. Một trong những dấu tích nổi bật của khu di sản là hồ sen-một phần của dòng sông cổ, hiện nay trở thành điểm tổ chức nhiều nghi lễ truyền thống mỗi dịp Tết Nguyên đán.

Thăng Long-Hà Nội có đặc trưng là đô thị sông hồ điển hình. Khi quá trình kiến tạo địa chất đã định hình, Hà Nội lại có địa thế “núi chầu sông tụ”, là thắng địa đế đô. Theo sử sách, đó là lý do Vua Lý Thái Tổ đã cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vào mùa thu năm 1010. Tại đây, Vua Lý Thái Tổ huy động mọi nguồn lực quy hoạch xây dựng kinh đô bài bản theo mô hình đô thị kiểu phương Đông với ý tưởng lấy các sông tự nhiên như sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Thiên Phù và sông Kim Ngưu làm đại thành hào, có vai trò bảo vệ toàn bộ kinh thành.

PGS, TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học cho biết, những kết quả khai quật tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long nhiều năm qua đã và đang góp phần làm sáng tỏ những thông điệp từ quá khứ bằng sự xuất lộ của quần thể di tích kiến trúc quý giá cùng nhiều chứng cứ về các ao, hồ, dòng chảy từng xuất hiện nơi đây. Trong đó, đoạn sông cổ nằm giữa khu A và B khu di tích mang lại rất nhiều chứng cứ về một hồ nước lớn, một môi trường có hệ động thực vật đã từng sinh sống ở đây. Hồ nước lớn được đào vào thời Lê, lộ rõ hai bờ Đông-Tây có chiều rộng 48m, hướng dòng chảy theo chiều Bắc-Nam đã phát lộ 140m với diện tích 6.720m2.

Tái hiện hồn cốt văn hóa cung đình

Đoàn rước thực hành nghi lễ thả cá chép tại đoạn sông cổ trong Khu di sản Hoàng thành Thăng Long

Đặc biệt, sát bờ Đông có phát hiện con thuyền gỗ dài khoảng 14m còn khá nguyên vẹn với di vật bánh lái thuyền gỗ. Con thuyền hiện đang được bảo tồn nguyên trạng, trên bề mặt có kính chịu lực để du khách tham quan hình dung ra sự tồn tại của dòng sông trong quá khứ.

“Kết quả khai quật này là tài liệu vô cùng quý giá không chỉ phản ánh lịch sử Thăng Long mà còn cho chúng ta hiểu thêm về môi trường sinh thái mặt nước và đời sống hoàng cung trong Cấm thành Thăng Long”, PGS, TS Tống Trung Tín khẳng định.

Hiện nay, hồ cổ đã được phục hồi một phần và phát huy giá trị, được trùng tu, tôn tạo làm hồ sen, phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của đông đảo nhà khoa học và du khách. Con thuyền cổ-hiện vật đặc biệt, minh chứng sống động, hấp dẫn về cuộc sống hoàng cung xưa cũng được bảo quản tại chỗ để du khách chiêm ngưỡng từ trên cầu dẫn vào. Trong những năm qua, nhằm phát huy giá trị di sản khảo cổ học và đẩy mạnh nghiên cứu thể nghiệm văn hóa phi vật thể lễ hội cung đình, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội đã tái hiện hàng loạt nghi lễ, từng bước làm sống lại hồn cốt của văn hóa cung đình, trong đó nổi bật là nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” trong dịp Tết Nguyên đán.

Theo ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội, trong cung đình Thăng Long xưa, Tết Nguyên đán là lễ tiết lớn nhất, được thực hiện theo một chuỗi sự kiện trước thời khắc năm mới như: Tiến Xuân ngưu, ban lịch, phong ấn, thả cá chép, dựng cây nêu... Trong đó, việc thực hành thả cá chép tại dòng sông cổ nhằm gìn giữ, phát huy di sản tại Hoàng thành Thăng Long, làm giàu thêm các sản phẩm văn hóa, chương trình giáo dục di sản tại điểm đến được Trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị.

Bài và ảnh: NGỌC THANH

Bài liên quan

Tin mới

Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Tối 19-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.

Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa
Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa

Thời Minh Mạng, tỉnh Bắc Ninh được thành lập bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và một phần đất Hà Nội cùng Vĩnh Phúc ngày nay. Đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, gắn liền với nền văn minh sông Hồng và cũng là vùng nổi tiếng bởi văn hóa giao tiếp với nhiều tinh túy.

Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang
Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang

Cứ vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước tràn đồng thì tình trạng buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam lại trở nên nóng bỏng và phức tạp.

Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm
Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm

Vụ cháy xảy ra khoảng 16 giờ 30 phút tại xưởng in ở tổ dân phố Dao Quang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cột khói đen bốc cao, khiến nhiều người tại khu vực hoang mang.

47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung
47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung

Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc (LHQ)-tổ chức đa phương lớn nhất thế giới với sứ mệnh xây dựng luật pháp, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và phát triển trên thế giới. Chặng đường gần 5 thập kỷ qua đã chứng minh quan hệ Việt Nam-LHQ là mối quan hệ đối tác bền chặt và còn nhiều triển vọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc

Từ ngày 21 đến 27-9-2024, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez cùng Phu nhân.