Tại sao 5 tuyến cáp quang biển đứt gần nửa năm chưa sửa xong?
Cả 5 tuyến cáp quang biển đến Việt Nam gặp sự cố từ cuối năm ngoái, nhưng đến nay chưa tuyến nào sửa xong.
Từ tháng 2, các đơn vị quản lý cáp quang biển đã đưa ra lịch sửa chữa, dự kiến hoàn thành một phần vào tháng 3. Tuy nhiên đến giữa tháng 4, cả 5 tuyến vẫn đang tiếp tục lỗi.
Theo đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết, quá trình khắc phục tuyến cáp quốc tế gặp nhiều thách thức, trong đó có việc xin phép các nước để tiếp cận vị trí cáp. Ngoài ra, không loại trừ khả năng khắc phục xong vấn đề cũ lại phát hiện lỗi mới, nên thời gian hoàn thành bị chậm.
Ảnh minh họa:VTV |
Việt Nam có 5 tuyến cáp quang biển đang hoạt động và đây là lần đầu cả 5 tuyến cùng gặp sự cố. Trong đó, tuyến AAE-1 bị lỗi từ ngày 24-11-2022 làm mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Hong Kong. Hai tuyến APG và AAG gặp sự cố vào tháng 12-2022 và tháng 1-2023, tuyến IA gặp lỗi cuối tháng 1-2023, trong khi tuyến SMW-3 là tháng 2-2023.
Các tuyến này đều thuộc sở hữu và quản lý của các liên minh, gồm nhiều doanh nghiệp viễn thông ở nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, các nhà mạng Việt không thể chủ động trong việc khắc phục.
Ngày 9-2, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các nhà mạng mở thêm dung lượng cáp quang trên đất liền, chia sẻ, ứng cứu lưu lượng dịch vụ viễn thông và Internet đi quốc tế cho nhau. Tình trạng Internet chập chờn dần được khắc phục, nhưng theo đánh giá của nhiều người dùng, chất lượng Internet chưa thể trở lại như giai đoạn bình thường.
Tại hội nghị giao ban hôm 7-4, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhắc đến tình trạng của 5 tuyến cáp, nhấn mạnh hạ tầng nền kinh tế số không thể tiếp tục kém ổn định và thiếu bền vững như vừa qua bộc lộ. Theo ông, quản lý nhà nước tại Trung ương, địa phương và các doanh nghiệp viễn thông sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng và sự bền vững của hạ tầng số quốc gia.
Được biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu Việt Nam sẽ có 10 tuyến cáp quang biển trong 2 năm tới, trong đó có 3 tuyến do doanh nghiệp trong nước làm chủ để tránh tình trạng phụ thuộc vào các liên minh.
THANH HẢI
Tin mới
Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng
Chiều ngày 9-4 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.
Tổng thống Donald Trump tạm dừng thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9-4 cho biết ông sẽ tạm dừng kế hoạch áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với tất cả các đối tác thương mại không trả đũa Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (10-4): Liên minh Mỹ-Hàn bắt tay chế tạo UAS thế hệ tiếp theo
Quân sự thế giới hôm nay (10-4) có những nội dung sau: Tàu BRF Jacques Stosskopf của Pháp bắt đầu thử nghiệm trên biển; Liên minh Mỹ-Hàn bắt tay chế tạo UAS quân sự thế hệ tiếp theo; KNDS tăng cường sản xuất pháo tự hành Caesar.
Tự ý sử dụng thuốc cảm một bệnh nhân bị nhiễm độc nặng
Ngày 9-4, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận một bệnh nhân hoại tử thượng bì nhiễm độc do tự ý sử dụng thuốc cảm.
Cháy nhà trong đêm, 4 người tử vong ở Tiền Giang
Sáng 10-4, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, cơ quan chức năng đang khám nghiệm hiện trường vụ cháy xảy ra tại một nhà dân ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 4, thành phố Mỹ Tho.
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non trên toàn quốc
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan để xây dựng Dự thảo Nghị quyết Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi theo quy trình rút gọn.