Tận dụng lợi thế thu hút đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn
Với vị trí chiến lược và nhiều lợi thế đặc thù, Hà Nội luôn khẳng định vị trí hàng đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là lĩnh vực công nghệ.
Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang thu hút nhiều tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, các quốc gia châu Âu... đến tìm hiểu và đầu tư, đây là cơ hội rất lớn cho Hà Nội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp bán dẫn. Riêng lĩnh vực bán dẫn, nhà đầu tư sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi nổi trội của Hà Nội.
Hà Nội có hạ tầng công nghiệp hiện đại, đồng bộ; trong đó Khu Công nghệ cao Hòa Lạc có nhiều lợi thế để "đón sóng" đầu tư ngành bán dẫn. Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đang quy tụ những tập đoàn công nghệ hàng đầu của Việt Nam như: Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội, Tập đoàn FPT, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC...; những cơ sở nghiên cứu và ươm tạo quy mô lớn như: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC)... Thêm vào đó, hiện vành đai công nghiệp bán dẫn đã bắt đầu hình thành trong vùng Thủ đô (Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang...). Do đó, Hà Nội có đủ yếu tố phát triển hệ sinh thái bán dẫn trong tổng thể phát triển của cả vùng Thủ đô cũng như cả nước.
![]() |
Trường Đại học Phenikaa (Hà Nội) đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn chất lượng cao. Ảnh: phenikaa-uni.edu.vn |
Minh chứng cho thấy, ngày càng có nhiều dự án về lĩnh vực công nghiệp bán dẫn đầu tư vào Hà Nội. Điển hình, tháng 6-2023, Công ty Cổ phần Tập đoàn N&G của Việt Nam và Tập đoàn SEIN I&D của Hàn Quốc đã tổ chức lễ ký và trao Hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng “Tổ hợp Techno Park Việt Nam-Hàn Quốc” tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội. Tổ hợp này có quy mô khoảng 200ha, đủ điều kiện thu hút các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm chip bán dẫn và các sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ cho ngành chip bán dẫn... Tháng 9-2023, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Inventec Techlonogy Việt Nam tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội. Dự kiến, giai đoạn 1 của dự án sẽ đi vào hoạt động từ quý IV-2024, chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ xuất khẩu như: Điện thoại thông minh, máy chủ, thiết bị ngoại vi máy tính; bảng mạch điện tử, đầu chuyển các thiết bị thông minh khác... Trước đó, Infineon Technologies AG, nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất nước Đức đã thông báo thành lập trung tâm phát triển chip bán dẫn ở Hà Nội...
Nói về lợi thế của Thủ đô trong thu hút đầu tư phát triển ngành công nghệ bán dẫn, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội Nguyễn Ánh Dương cho biết, Luật Thủ đô xác định, bán dẫn là lĩnh vực được ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược của thành phố. Nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn theo quy định vào lĩnh vực bán dẫn sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của Hà Nội về tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế thu nhập doanh nghiệp... Hơn nữa, Hà Nội được thí điểm thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách để đầu tư vốn vào các doanh nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang trình Thủ tướng phê duyệt, Hà Nội xác định, thành phố ưu tiên phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, đi đầu trong phát triển các ngành mới nổi theo xu thế công nghệ hàng đầu của thế giới.
Hà Nội có nhiều lợi thế để thu hút vào lĩnh vực bán dẫn, tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, để khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, Hà Nội cần nâng cao hơn nữa sự phối hợp giữa chính quyền Thủ đô với các bộ, ngành Trung ương, các viện khoa học, trường đại học trong thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn nhằm góp phần tăng vốn đầu tư nước ngoài cho Thủ đô. Hà Nội nên phát triển nguồn nhân lực trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tạo được nguồn cung cấp nhân lực ổn định, lâu dài, đáp ứng nhu cầu lao động của ngành bán dẫn nói chung, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nói riêng.
KHÁNH AN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.