Tán thành bổ sung 3 đối tượng cảnh vệ là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước
Chiều 24-5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.
Dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung tổng số 15/33 điều của Luật Cảnh vệ hiện hành, trong đó tập trung vào các chính sách lớn như sửa đổi, bổ sung đối tượng cảnh vệ, biện pháp cảnh vệ, quyền hạn của lực lượng cảnh vệ, chế độ, chính sách đối với công tác cảnh vệ.
Tham gia phát biểu tại tổ, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ hiện hành; đồng thời nêu rõ, việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ nhằm thể chế hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng trong thời gian gần đây về xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
Đặc biệt, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ nhằm tiếp tục cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân; khắc phục những bất cập, hạn chế, khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn công tác cảnh vệ thời gian qua, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác cảnh vệ trong tình hình mới; góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu, hoạt động và hành vi, yếu tố khác xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.
![]() |
Quang cảnh phiên thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. |
Đáng chú ý, dự thảo quy định đối tượng cảnh vệ, gồm: Cán bộ lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; khách quốc tế có tiêu chuẩn tương đương.
Dự thảo luật cũng bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - đã được xác định là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước theo Kết luận số 35-KL/TW ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
Góp ý vào nội dung này, tại phiên thảo luận, các đại biểu đều bày tỏ nhất trí với việc bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao như dự thảo luật.
Theo các đại biểu, điều này nhằm thể chế kịp thời quy định của Đảng và bảo đảm tính thống nhất, công bằng, minh bạch về chức danh, chức vụ và chế độ, chính sách đối với các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Các đại biểu cũng nêu rõ, việc bổ sung ba chức danh, chức vụ nêu trên là phù hợp với tính chất, tầm quan trọng của các vị trí này trong hệ thống chính trị...
ANH PHƯƠNG
Tin mới
Tạm giữ lượng lớn đồ gia dụng không rõ nguồn gốc tại Hoàng Mai, Hà Nội
Ngày 16/7/2025, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước chủ trì, phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu, Công an thành phố Hà Nội kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh Phạm Quỳnh Vân 6688 trên địa bàn phường Hoàng Mai, TP. Hà Nội, phát hiện lượng lớn sản phẩm có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh thương mại.
Tiêu hủy 142 lít rượu sâm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Ngày 18/7/2025, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Thanh Hóa tiến hành giám sát tiêu huỷ 37 bình (142 lít) rượu sâm không rõ nguồn gốc xuất xứ theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đối với Hộ kinh doanh V.B.N.S có địa chỉ tại đường Lê Lợi, phường Sầm Sơn.
Ukraine xác nhận vòng hòa đàm tiếp theo với Nga
Ngày 21-7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dẫn lời người đứng đầu Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết, vòng đàm phán hòa bình tiếp theo giữa nước này và Nga dự kiến diễn ra vào ngày 23-7 tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Các nước Đông Nam Á cảnh giác trước ảnh hưởng của bão Wipha
Một số quốc gia ở Đông Nam Á như Lào, Thái Lan hay Campuchia đang tăng cường cảnh giác và đề ra các biện pháp ứng phó với ảnh hưởng của cơn bão Wipha.
Tuyên bố chung của 25 nước kêu gọi chấm dứt ngay xung đột tại Gaza
Ngày 21-7, Anh và 24 quốc gia khác, gồm Australia, Canada, Pháp, Italy, Nhật Bản, Thụy Sĩ, New Zealand cùng một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), đã ra tuyên bố chung kêu gọi chấm dứt ngay lập tức cuộc chiến tại dải Gaza, trong bối cảnh thương vong dân sự tiếp tục gia tăng nghiêm trọng.
Nga ủng hộ vòng hòa đàm mới với Ukraine
Ngày 21-7, Điện Kremlin tuyên bố Moscow ủng hộ vòng đàm phán hòa bình mới với Ukraine, song nhấn mạnh lập trường của hai bên hiện đối lập hoàn toàn, do đó cần thúc đẩy nỗ lực ngoại giao để thu hẹp bất đồng.