• Click để copy

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch

Quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do quy định của Luật Quy hoạch còn có những bất cập, chưa rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 chậm.

Ngày 26/08/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Nghị quyết số 108/NQ-CP thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/06/2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030.

Quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do quy định của Luật Quy hoạch còn có những bất cập, chưa rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 chậm.

Ảnh minh họa internetTăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch. Ảnh minh họa internet.

Những tồn tại, hạn chế do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan. Bên cạnh nguyên nhân do quy định pháp luật về quy hoạch còn bất cập, việc tổ chức thực hiện công tác quy hoạch ở các cấp, các ngành, các địa phương còn nhiều hạn chế, chưa làm hết trách nhiệm được giao, nhất là chưa chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt trong giai đoạn đầu.

Để tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, Chính phủ ban hành Nghị quyết thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15.

Nghị quyết nêu rõ các giải pháp cần thực hiện ngay để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch và bảo đảm chất lượng công tác quy hoạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn, bảo đảm quy định chi tiết các nội dung đã được giao tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15.

Xây dựng kế hoạch, tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 theo Luật Quy hoạch bảo đảm khả thi và chất lượng theo yêu cầu tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Bộ Tài chính khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn việc sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch.

Các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương rà soát sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành về công tác quy hoạch, bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đặc biệt là các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành về công tác quy hoạch có nội dung chưa phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch, làm phát sinh thêm trình tự, thủ tục. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật, chuyên ngành về quy hoạch.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch. Ảnh minh họa internetTăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch. Ảnh minh họa internet.

Các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương khẩn trương xem xét, quyết định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn để lập các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh mà đến thời điểm Nghị quyết số 61/2022/QH15 có hiệu lực thi hành chưa lựa chọn được nhà thầu. Trình tự, thủ tục chỉ định thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Người có thẩm quyền quyết định lựa chọn nhà thầu phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, bảo đảm công khai, minh bạch, chất lượng, hiệu quả và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác quy hoạch.

Các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương chỉ được điều chỉnh nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành trong trường hợp cần thiết, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất, quyết định điều chỉnh; xem xét, lồng ghép các nội dung liên quan để đưa vào quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch.

Nghị quyết đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch.  Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương tổng hợp, xây dựng báo cáo hàng năm về tình hình triển khai công tác quy hoạch và kết quả thực hiện Nghị quyết 61/2022/QH15 trình Chính phủ xem xét, gửi Quốc hội tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội. Đánh giá toàn diện tác động của việc bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch; nghiên cứu rà soát các quy hoạch này để bảo đảm yêu cầu của Luật Quy hoạch, yêu cầu quản lý nhà nước và phù hợp với cam kết trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và khẩn trương có giải pháp đồng bộ để khắc phục hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra trong Báo cáo kết quả giám sát số 166/BC-ĐGS của Đoàn giám sát; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tập trung cao độ chỉ đạo để thực hiện tốt công tác quy hoạch.

Thực hiện nghiêm việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư; khắc phục căn bản tình trạng các dự án treo do quy hoạch có nguyên nhân chủ quan; xử lý các tồn tại, bất cập do ảnh hưởng của quy hoạch treo, bảo đảm các quyền lợi của người dân về đất đai, tài sản và an sinh xã hội, không để xảy ra tình trạng khiếu nại kéo dài.

Tăng cường ứng dụng công nghệ trong lập quy hoạch và phối hợp đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nâng cấp đồng bộ hóa hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quy hoạch quốc gia, thống nhất công nghệ, định dạng dữ liệu về quy hoạch; cập nhật, chia sẻ thông tin.

Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, cá thể hóa trách nhiệm; bảo đảm tính công khai, minh bạch; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tổ chức thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về quy hoạch.

Nguyễn Vân Quỳnh (t/h)

Tin mới

Nước sông Đồng Nai lên gần báo động 3, nhiều khu vực nguy cơ ngập
Nước sông Đồng Nai lên gần báo động 3, nhiều khu vực nguy cơ ngập

Sáng 22-9, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Nai cho biết, nước sông Đồng Nai đang lên nhanh, ở giữa mức báo động 2 và báo động 3. Nước sông dâng cao khiến nhiều địa phương ven sông thuộc tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) có nguy cơ ngập, xảy ra các thiên tai khác đi kèm.

Cao Bằng thiệt hại hơn 880 tỷ đồng do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3
Cao Bằng thiệt hại hơn 880 tỷ đồng do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), mưa lũ diện rộng gây sạt lở đất ở tỉnh Cao Bằng đã gây thiệt hại khoảng 880 tỷ đồng.

Bộ Nội vụ đề xuất tăng biên chế công chức phường cho Hà Nội
Bộ Nội vụ đề xuất tăng biên chế công chức phường cho Hà Nội

Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân (UBND) phường của thành phố Hà Nội.

Sơn La: Tích cực tìm kiếm 2 người bị nước cuốn trôi ở Mộc Châu
Sơn La: Tích cực tìm kiếm 2 người bị nước cuốn trôi ở Mộc Châu

Ngày 21-9, trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La xảy ra mưa lớn kéo dài, nước lũ dâng lên cao đã khiến 2 người bị nước cuốn trôi do tai nạn ngã xe máy tại khu vực cầu tràn qua suối Mon thuộc bản Áng, xã Đông Sang.

Thời tiết hôm nay (22-9): Không khí lạnh tràn về miền Bắc
Thời tiết hôm nay (22-9): Không khí lạnh tràn về miền Bắc

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết hôm nay (22-9), bộ phận không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.

Các doanh nghiệp ủng hộ người chăn nuôi, thủy sản hơn 166 tỷ đồng
Các doanh nghiệp ủng hộ người chăn nuôi, thủy sản hơn 166 tỷ đồng

166,34 tỷ đồng là con số các doanh nghiệp cam kết ủng hộ người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão được công bố tại Hội nghị phối hợp hỗ trợ khôi phục sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sau bão số 3 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) tổ chức ngày 21-9, tại Hà Nội. Hội nghị do Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì.