• Click để copy

Tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Cộng đồng doanh nghiệp (DN) là lực lượng sản xuất chủ yếu của nền kinh tế, đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động xây dựng và phát triển của Thủ đô thời gian qua. Vì vậy, việc đề ra những giải pháp tổng thể nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo động lực thúc đẩy các DN phát triển là nhiệm vụ cấp thiết của chính quyền TP Hà Nội.

Hơn 12.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động

Hiện nay, TP Hà Nội có khoảng 400.000 DN đang hoạt động trên tổng số 1 triệu DN của cả nước.
Các DN tại TP Hà Nội hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, thương mại, dịch vụ, công nghệ thông tin, bất động sản, giáo dục. Những năm gần đây, DN đang có xu hướng tăng cường các hoạt động chuyển đổi số, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Tuy nhiên, nếu đánh giá kỹ lưỡng thực trạng phát triển của các DN, có thể nhận thấy còn nhiều hạn chế. Trong tháng 1-2025, TP Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận cho 2.045 DN thành lập mới, giảm 24,3% so với cùng kỳ tháng 1-2024; vốn đăng ký đạt 13,8 nghìn tỷ đồng, giảm 53,4%; 3.637 DN hoạt động trở lại, tăng 44%; 12,7 nghìn DN đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 21,4%; 533 DN giải thể, tăng 8,9%.

Từ những số liệu trên có thể thấy, các DN trên địa bàn Hà Nội tuy đông nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo TS Mạc Quốc Anh, Bí thư Đảng ủy Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội, một trong những khó khăn, thách thức mà các DN đang phải đối diện là thiếu vốn để mở rộng sản xuất và nâng cấp công nghệ. Khả năng tiếp cận thị trường quốc tế cũng hạn chế, thiếu kết nối chặt chẽ giữa các đơn vị.

Nhiều DN vẫn dựa trên mô hình hoạt động nhỏ lẻ, thiếu bài bản dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao và khó mở rộng quy mô. Chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu thực tiễn chưa cao. Lực lượng lao động nước ta tuy đông nhưng thiếu nhiều kỹ năng và hiện mới chỉ khoảng 10% được đào tạo chuyên sâu, trong khi các ngành công nghiệp yêu cầu kỹ thuật cao đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực. 

Tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
 Các doanh nghiệp công nghệ giới thiệu sản phẩm trong một sự kiện tại TP Hà Nội. 

Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh quốc tế của các DN tại Hà Nội cũng như nước ta còn nhiều hạn chế do khả năng tự chủ công nghệ còn yếu. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này là năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) chưa cao; các DN trong nước vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn lực từ nước ngoài.

Ứng dụng khoa học-công nghệ để nâng cao năng suất lao động

Theo các chuyên gia, để tăng cường các giải pháp hỗ trợ DN trên địa bàn Hà Nội, nhất là với các DN nhỏ và vừa, cần có sự hỗ trợ thiết thực về nguồn vốn thông qua những khoản vay ưu đãi, nhất là với các DN đầu tư vào chuyển đổi số (CĐS), công nghệ cao; hỗ trợ các DN đào tạo nhân lực và ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh.

Chính quyền địa phương và tổ chức tài chính có thể cung cấp, tài trợ trực tiếp cho các DN để triển khai dự án từ việc mua sắm trang thiết bị đến triển khai hệ thống. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần thiết lập các chính sách ưu đãi về thuế như miễn thuế hoặc giảm thuế đối với các hoạt động đầu tư liên quan đến CĐS; cung cấp những chương trình đào tạo và hỗ trợ để giúp cộng đồng DN nắm vững các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện CĐS trong sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả.

Bên cạnh các chính sách về thuế và nguồn vốn, thành phố cần tăng cường thu hút đầu tư, xây dựng các cơ chế hợp tác để khuyến khích chuyển giao, chia sẻ công nghệ, dữ liệu giữa DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với DN trong nước. Điều này sẽ tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, hấp dẫn; giúp các DN trong nước học hỏi, nắm bắt được các công nghệ tiên tiến của thế giới chứ không chỉ dừng lại ở vị trí gia công-lắp ráp, tạo động lực để các DN nội địa thay đổi, phát triển và hội nhập, nâng cao vị thế của DN Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Với mục tiêu lấy người dân và DN làm trung tâm để phục vụ, phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của kinh tế Thủ đô, UBND TP Hà Nội sẽ đề ra các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy DN phát triển. Tuy nhiên, theo lãnh đạo UBND TP Hà Nội, cộng đồng DN cần phát huy tinh thần đoàn kết, hợp tác cùng có lợi; đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực mới như công nghiệp chế tạo, trí tuệ nhân tạo (AI), chip bán dẫn, vật liệu mới, công nghệ sinh học, năng lượng sạch... 

Thúc đẩy phát triển những giải pháp sản xuất, kinh doanh dựa trên CĐS; ứng dụng các tiến bộ khoa học-công nghệ để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của DN. Đồng thời, các DN phải lan tỏa được giá trị thương hiệu cốt lõi và hướng tới cộng đồng, tiếp tục tham gia đồng hành với thành phố trong các chương trình an sinh xã hội, chăm lo cho người dân.

Bài và ảnh: HOÀNG CHUNG

Tin mới

Nghị quyết về tổ chức các cơ quan của Quốc hội
Nghị quyết về tổ chức các cơ quan của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 178/2024/QH15 của Quốc hội về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội.

Công bố Quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng
Công bố Quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng

​Ngày 21-2, tại TP Đà Nẵng, đoàn kiểm tra số 1909 của Bộ Chính trị đã công bố quyết định kiểm tra năm 2025 của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng.

Thời tiết hôm nay (22-2): Không khí lạnh tăng cường
Thời tiết hôm nay (22-2): Không khí lạnh tăng cường

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết hôm nay, 22-2: Bộ phận không khí lạnh đã báo đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng gần sáng ngày 23-2, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5, có nơi giật cấp 6.

Chuẩn bị nhân lực cho điện hạt nhân
Chuẩn bị nhân lực cho điện hạt nhân

Quốc hội vừa quyết định nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận. Chính phủ đang thực hiện tổng lực, đồng bộ các giải pháp, trong đó có sự chuẩn bị nguồn nhân lực để xây dựng, đưa dự án này vận hành trong các năm 2030-2031.

Ghế nóng: Tai tiếng từ vấn đề trọng tài
Ghế nóng: Tai tiếng từ vấn đề trọng tài

Kể từ khi Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam (V-League) lên chuyên nghiệp vào năm 2000, gần như mùa nào cũng có lùm xùm giữa các câu lạc bộ với đội ngũ trọng tài. Dù nhiều trận đấu ở mùa giải 2024-2025 được áp dụng công nghệ VAR (video hỗ trợ trọng tài), một lần nữa vấn đề trọng tài lại nóng lên.

Tỷ giá USD hôm nay (22-2): Đồng USD phục hồi phiên chốt tuần
Tỷ giá USD hôm nay (22-2): Đồng USD phục hồi phiên chốt tuần

Tỷ giá USD hôm nay (22-2): Rạng sáng 22-2, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 5 đồng, hiện ở mức 24.638 đồng.