• Click để copy

Tạo thể chế, chính sách để ngành xuất bản phát triển mạnh mẽ

Ngày 25-11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Xuất bản năm 2012.

Nhân dịp này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, in và phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông về tác động của Luật Xuất bản; đồng thời thẳng thắn nhìn nhận mặt hạn chế để tiếp tục bổ sung thể chế, chính sách, tạo đà phát triển cho ngành xuất bản.

Phóng viên: Xin ông cho biết điểm mới của Luật Xuất bản 2012 đã có tác động ra sao tới sự phát triển của ngành xuất bản trong 10 năm qua?

Ông Nguyễn Nguyên: Tính từ năm 1993, Luật Xuất bản đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, 2008 và 2012. ­Luật Xuất bản năm 2012 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20-11- 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2013.

Luật Xuất bản năm 2012 bên cạnh tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, có rất nhiều điểm mới đáng chú ý như: Quy định rất cụ thể vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản, giám đốc, tổng biên tập, biên tập viên. Quy định chặt chẽ trách nhiệm của các bên liên kết xuất bản. Trong lĩnh vực in và phát hành cũng quy định rất rõ về trách nhiệm của chủ cơ sở in, phát hành phân cấp về địa phương quản lý, dành hẳn một chương quy định về xuất bản điện tử.

Qua thực tiễn hơn 10 năm thi hành, các quy định của Luật Xuất bản đã từng bước đi vào cuộc sống và đạt được nhiều kết quả tích cực, các văn bản quy định chi tiết đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất bản phát triển nhanh, mạnh cả về số lượng và chất lượng, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của đất nước và góp phần cải thiện, nâng cao nhu cầu đọc của nhân dân, khẳng định được vị trí, vai trò của hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng, là công cụ sắc bén của Đảng.

Tạo thể chế, chính sách để ngành xuất bản phát triển mạnh mẽ

 Cục trưởng Cục Xuất bản, in và phát hành Nguyễn Nguyên. Ảnh: DUY ANH.

Tôi xin lấy ví dụ: Khi Luật Xuất bản năm 2004 cho phép hoạt động liên kết xuất bản mới chỉ có 40 đơn vị liên kết trong khai thác bản thảo; thì đến nay đã có hơn 200 đơn vị. Ngành xuất bản đã thu hút nguồn lực xã hội, phát triển chiều rộng, tạo ra nhiều bộ sách giá trị, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Các chỉ số phát triển về đầu sách, bản sách vẫn cơ bản duy trì được tốc độ tăng trưởng khá (hơn 4%/năm).

Đến năm 2021, mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, hoạt động xuất bản vẫn có bước phát triển tích cực. Toàn ngành xuất bản đạt hơn 40.000 đầu xuất bản phẩm, trong đó có hơn 32.000 đầu sách, hơn 460 triệu bản xuất bản phẩm, trong đó có 390 triệu đầu sách; tổng doanh thu lĩnh vực xuất bản đạt 3.042 tỷ đồng. Điều đáng nói trong 2 năm xảy ra đại dịch Covid-19, chỉ có năm 2020 là các chỉ số của ngành giảm đôi chút, nhưng đến năm 2021 lại lấy lại đà tăng trưởng.

Phóng viên: Qua theo dõi 10 năm thi hành Luật Xuất bản 2012, xin ông cho biết một số mặt hạn chế để luật đi vào cuộc sống?

Ông Nguyễn Nguyên: Bên cạnh những mặt ưu điểm, tích cực của luật, cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cũng như phát sinh nhiều vấn đề mới trong thực tiễn. Một số quy định trong Luật Xuất bản năm 2012 và các văn bản dưới luật còn thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ với một số luật có liên quan, một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm gây ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước cũng như việc chấp hành, thực thi pháp luật.

Qua việc xin ý kiến các bộ, ban, ngành, các đơn vị, cá nhân liên quan mật thiết đến ngành xuất bản nhiều nội dung khác nhau trong Luật Xuất bản 2012 và các văn bản dưới luật cần xem xét sửa đổi, bổ sung. Chẳng hạn một số quy định về xuất bản điện tử mới chỉ có quy định khung, chưa chi tiết cụ thể: Thiếu các quy định về xử lý mối quan hệ giữa phát hành xuất bản phẩm điện tử và các hình thức hoạt động thư viện số, thư viện điện tử; thiếu quy định về hoạt động kinh doanh, phát hành xuất bản phẩm trên mạng Internet, sàn thương mại điện tử; chưa có quy định việc cấp phép đối với xuất bản tài liệu không kinh doanh trên môi trường điện tử...

Tạo thể chế, chính sách để ngành xuất bản phát triển mạnh mẽ

 Độc giả tham quan Hội sách Hà Nội năm 2022. Ảnh: TRẦN HOÀNG.

 Phóng viên: Từ Hội nghị tổng kết tới đây, Cục Xuất bản, in và phát hành sẽ có những tham mưu với cấp trên về thể chế, chính sách như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Nguyên: Từ sơ kết 7 năm và tới đây tổng kết 10 năm thi hành Luật Xuất bản năm 2012, với vai trò, vị trí là cơ quan tham mưu, chúng tôi mong muốn sửa đổi, bổ sung một số quy định để giải quyết các hạn chế, bất cập, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành xuất bản, nhất là yêu cầu xây dựng ngành xuất bản theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại và thực hiện các mục tiêu về chuyển đổi số. Việc hoàn thiện thể chế trên cơ sở rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất để quản lý hoạt động xuất bản. Thể chế, chính sách phải tạo động lực để xây dựng ngành xuất bản trở thành một bộ phận quan trọng của công nghiệp văn hóa, xuất bản nhiều đầu sách hay, giá trị, đúng định hướng, phát hành với số lượng lớn, tạo sức lan tỏa, tác động tích cực vào nhận thức xã hội, tạo lập sức mạnh quốc gia, hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc.

Phát triển ngành xuất bản thành ngành kinh tế-công nghệ hiện đại, chuyển đổi số thành công, đưa xuất bản điện tử thành mũi nhọn phát triển, khẳng định vị thế ngành xuất bản Việt Nam trong khu vực. Kết hợp giữa đầu tư của Nhà nước và xã hội hóa thu hút các nguồn lực phát triển ngành xuất bản.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

TRẦN HOÀNG HOÀNG (thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.