• Click để copy

Thẩm tra dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Chiều 18-5, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 7. Phiên họp đã thẩm tra dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương.

Thẩm tra dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành luật. Thực tế cho thấy, đa số các vụ, việc có liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra đều bắt nguồn từ cơ sở, cần được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời từ sớm, không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội phát biểu tại phiên họp thẩm tra dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội phát biểu tại phiên họp thẩm tra dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Có ý kiến đề nghị việc sắp xếp, kiện toàn các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở cần quán triệt nguyên tắc không làm tăng biên chế và ngân sách Nhà nước, không phát sinh thủ tục hành chính, không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của lực lượng khác ở cơ sở hiện nay.

Theo Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, về nội dung dự án luật, đã tiếp thu, làm rõ về việc sắp xếp, kiện toàn lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở không làm tăng số lượng người tham gia hoạt động, không làm tăng chi ngân sách, đánh giá tổng thể, toàn diện hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản, lực lượng khác đang hoạt động hiện nay; kiện toàn, thống nhất đối với lực lượng bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách…

Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cũng thẩm tra một số nội dung cụ thể của dự án luật như: Vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; tiêu chuẩn tuyển chọn, hồ sơ tham gia; mối quan hệ công tác, phối hợp, huy động lực lượng; nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng này…

Phát biểu tại hội nghị, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, về vị trí, chức năng của lực lượng này, đây là lực lượng tại chỗ do chính quyền thành lập trên cơ sở đồng thuận của người dân, được ngân sách bảo đảm và có hỗ trợ từ các nguồn lực khác. Tên gọi của luật cũng thể hiện đúng bản chất là lực lượng tham gia, hỗ trợ cho công an cấp xã, đặt trong mối quan hệ tổng hòa với các lực lượng khác tại cơ sở. Việc xây dựng lực lượng này cũng bảo đảm không tăng số lượng so với hiện tại.

Kết luận hội nghị, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhấn mạnh, ý kiến các đại biểu đều khẳng định sự cần thiết phải ban hành luật. Cơ bản tán thành về tên gọi, phạm vi điều chỉnh của dự án luật, sự phù hợp với chủ trương của Đảng, tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi… Hồ sơ dự án luật phù hợp với quy định. Bên cạnh đó, một số ý kiến đóng góp vào các nội dung như vị trí, chức năng, tiêu chuẩn hồ sơ tham gia, chế độ chính sách, điều kiện bảo đảm hoạt động… Cơ quan chủ trì thẩm tra cùng với cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu, giải trình để hoàn thiện dự thảo luật.

MẠNH HƯNG

Bài liên quan

Tin mới

Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Sáng 12-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân

Chiều 12-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?
Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng

Không có sóng di động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đại biểu quan tâm tới các giải pháp xóa vùng lõm sóng viễn thông.

Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)
Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)

Sáng 12-11, tại Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào). Đại tá Nguyễn Thế Vinh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Thiếu tướng Xokxay Phimmala, Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào) đồng chủ trì hội nghị.

Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng
Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng

Đội QLTT số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa tổ chức giám sát việc tiêu huỷ 97 đôi giầy thể thao giả mạo nhãn hiệu “Adidas và hình” là tang vật trong vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.