• Click để copy

Tham vấn chính trị Việt Nam - Ba Lan

Ngày 30-5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã cùng Phó quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ba Lan Anna Krystyna Radwan-Röhrenschef đồng chủ trì Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Ba Lan, nhằm rà soát tình hình hợp tác giữa hai nước thời gian qua và trao đổi phương hướng, biện pháp thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Ba Lan thời gian tới, cũng như thảo luận về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Tại Tham vấn chính trị, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Ba Lan; đề nghị Ba Lan sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); ủng hộ việc Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cũng gửi lời cảm ơn Chính phủ Ba Lan đã hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam sau vụ hỏa hoạn tại trung tâm thương mại có đông người Việt Nam kinh doanh vừa qua; đề nghị phía Ba Lan tiếp tục hỗ trợ để những người bị ảnh hưởng sớm khôi phục đời sống, cũng như quan tâm, tạo điều cho cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan ổn định và hội nhập tốt vào sở tại, phát huy vai trò cầu nối hợp tác giữa hai nước.

Tham vấn chính trị Việt Nam - Ba Lan
 Quang cảnh Tham vấn chính trị Việt Nam - Ba Lan. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Phó quốc vụ khanh Anna Krystyna Radwan-Röhrenschef khẳng định, Việt Nam luôn là đối tác ưu tiên hàng đầu, là đối tác kinh tế tiềm năng của Ba Lan tại khu vực; nhất trí thúc đẩy Quốc hội Ba Lan sớm phê chuẩn Hiệp định EVIPA; khẳng định ủng hộ tăng cường hợp tác giữa EU - Việt Nam về phát triển nghề cá bền vững và việc EC sớm gỡ bỏ thẻ vàng đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam; đánh giá cao những đóng góp tích cực của cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan vào kinh tế - xã hội sở tại.

Thảo luận về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác trong thời gian tới, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao, trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội; thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực an ninh - quốc phòng, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, nông nghiệp, văn hóa - du lịch, lao động, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, phát triển xanh, quản lý nguồn nước.... Hai bên cũng nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN với Ba Lan và Liên minh Châu Âu (EU); phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật tại mỗi nước trong năm 2025, hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ba Lan.

Về hợp tác kinh tế, thương mại, hai bên nhất trí tích cực thực hiện cơ chế họp tham vấn hợp tác kinh tế song phương giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Phát triển và Công nghệ Ba Lan; xem xét việc thành lập Ủy ban liên Chính phủ giữa hai nước về hợp tác kinh tế; tiếp tục triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của nhau có mặt nhiều hơn trên thị trường mỗi bên; khuyến khích các doanh nghiệp Ba Lan đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực Ba Lan có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như dược phẩm, công nghệ thông tin truyền thông, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến chế tạo, khai khoáng, đóng tàu…

Về hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, hai bên nhất trí xem xét ký mới Bản ghi nhớ hợp tác, tiếp tục tổ chức hiệu quả hoạt động Tham vấn chính trị thường kỳ cấp Thứ trưởng. Nhân dịp này, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đề nghị Bộ Ngoại giao Ba Lan tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cán bộ ngoại giao Việt Nam tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn chuyên ngành luật pháp quốc tế do Bộ Ngoại giao Ba Lan tổ chức.

Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp, xung đột trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Về Biển Đông, hai bên đề cao việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông, thượng tôn luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

MINH NGỌC

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.