• Click để copy

Thân thiện bộ đội Việt Nam

Trong 4 năm qua, dù học tập ở Đoàn 871, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật (VHNT) Quân đội hay thực tập ở Báo Quân đội nhân dân (QĐND), ở đâu chúng tôi cũng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, động viên nhiệt tình, thân thiết của những người đồng chí, đồng đội, thầy cô Việt Nam.

Người Việt Nam luôn coi chúng tôi như anh em một nhà. Tôi cảm thấy Việt Nam giống như quê hương thứ hai của mình. Sau khi học xong và trở về nước Lào, chắc chắn tôi sẽ nhớ nhà trường, nhớ các thầy, cô giáo và các bạn bộ đội Việt Nam đã dành tình cảm yêu thương, thân thiết cho tôi khi học tập ở Việt Nam.

Tôi sinh ra và lớn lên tại xã Yone, huyện Paek, tỉnh Xiêng Khoảng (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào). Năm 2013, tôi nhập ngũ vào QĐND Lào. Đến đầu tháng 9-2019, tôi có cơ hội được cử sang học tập tại Việt Nam.

<a title=
Phóng viên Báo Quân đội nhân dân trao đổi nghiệp vụ báo chí với tác giả A Xay Phoỏng Bun Ta. Ảnh: PHÚC NỘI 

Lần đầu tiên đến Việt Nam, tôi không khỏi bỡ ngỡ vì chưa biết tiếng Việt, khó có thể giao tiếp với người Việt. Thời gian đầu, khi được học tập tiếng Việt tại Đoàn 871 (Tổng cục Chính trị), tôi không khỏi lúng túng. Nhiều hôm tôi ăn không ngon, ngủ không yên vì lo lắng cho việc học tập và cảm thấy buồn nên có ý định xin về nước. Nhưng sau một thời gian, được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo, các bạn học viên cùng lớp và sự nỗ lực của bản thân, tôi dần làm quen với môi trường học tập mới, việc học tiếng Việt ngày càng tốt hơn. Sau một năm học tiếng Việt tại Đoàn 871, tôi được chuyển sang học ngành báo chí tại Trường Đại học VHNT Quân đội từ tháng 8-2020.

Thời gian đầu học tập tại trường, dù đã biết tiếng Việt song chưa thạo, trong khi tôi chưa bao giờ học về báo chí, lại chưa có kinh nghiệm về nghề làm báo nên chất lượng học tập của tôi ban đầu chưa tốt. Vì thế, tôi càng phải cố gắng học tập. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của Khoa Văn thư lưu trữ và Báo chí, các thầy, cô giáo, tôi không chỉ được học chuyên môn nghiệp vụ báo chí mà còn được giao lưu tiếng Việt với các bạn Việt Nam cũng như học ngoại khóa, chơi thể thao, giao lưu văn hóa-văn nghệ và tham gia các sự kiện, chương trình của nhà trường tổ chức. Đây là cơ hội giúp tôi tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt và tiếp thu được nhiều bài học bổ ích.

Vào cuối kỳ I, đầu kỳ II của năm học 2020-2021 là khoảng thời gian mà tôi và các bạn học viên không được về Lào thăm gia đình vì lúc ấy dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới và ở Việt Nam. Do vậy, tôi phải học online qua điện thoại, qua máy vi tính với các thầy cô. Tôi có cơ hội được ở lại Việt Nam và tham gia ăn Tết Nguyên đán nên có điều kiện hiểu biết về phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Vào năm học thứ ba, sau khi dịch Covid-19 kết thúc, trong kỳ học này, tôi cùng các bạn học viên Lào trở lại học tập bình thường và có nhiều giảng viên báo chí ở ngoài trường vào dạy trực tiếp cho chúng tôi. Chúng tôi được học nhiều và học sâu hơn về các thể loại báo chí như: Báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Vào năm học thứ tư, tôi được học nhiều hơn về thể loại truyền hình, học cách viết kịch bản, tăng cường kỹ năng và khả năng ghi hình, cắt dựng. Từ đó tôi càng hiểu thêm về công việc làm báo của phóng viên chuyên nghiệp.

Cuối tháng 11-2023, nhóm 8 học viên Lào chúng tôi được đi học tập kinh nghiệm thực tế viết báo tại Báo QĐND. Tôi được phân công về tìm hiểu thực tế làm báo tại Phòng biên tập Văn hóa-Thể thao, Báo QĐND. Tôi nhận được sự thăm hỏi, động viên thân tình của các anh chị em phóng viên. Tôi được đồng chí Đại tá Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng biên tập Văn hóa-Thể thao trực tiếp trao đổi, gợi ý về công việc viết báo chuyên nghiệp. Đại tá Nguyễn Văn Hải kể cho tôi nghe về việc đồng chí đã được sang thăm, công tác, tác nghiệp tại nhiều đơn vị QĐND Lào trong dịp kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống QĐND Lào (20-1-1949 / 20-1-2014). Sau đó, đồng chí Hải đưa cho tôi những tác phẩm đồng chí viết về truyền thống anh hùng của QĐND Lào, gồm vệt 3 bài ghi chép “65 mùa Chăm-pa nở hoa” (đăng Báo QĐND Hằng ngày, từ ngày 11 đến 13-1-2014); phóng sự ảnh “Đẹp lắm Chăm-pa xanh” (đăng Báo QĐND Cuối tuần, ngày 12-1-2014); “Bạn bè là nghĩa tương tri” (đăng Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng, số tháng 2-2014). Những tác phẩm của đồng chí Nguyễn Văn Hải viết về bộ đội Lào không chỉ có nội dung tốt mà còn thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả đối với cán bộ, chiến sĩ QĐND Lào. Nhờ đó, tôi vừa có cơ hội được học thêm cách viết báo, vừa có điều kiện trau dồi, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt.   

Trong 4 năm qua, dù học tập ở Đoàn 871, Trường Đại học VHNT Quân đội hay thực tập ở Báo QĐND, ở đâu chúng tôi cũng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, động viên nhiệt tình, thân thiết của những người đồng chí, đồng đội, thầy cô Việt Nam. Vì người Việt Nam luôn coi chúng tôi như anh em một nhà. Do vậy, tôi luôn biết ơn sự giúp đỡ quý báu đó... 

Chuẩn úy A XAY PHOỎNG BUN TA (Học viên Lớp Đại học báo chí quân sự Lào khóa I, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội)

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.