Tháng Bảy, xuất khẩu thủy sản xuống dưới ngưỡng 1 tỷ USD
Xuất khẩu thủy sản tháng bảy đã tụt xuống ngưỡng 1 tỷ USD, đạt 970 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 4% so với tháng 06/2022.
Tôm mang về 2,65 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái..
Cụ thể, trong tháng Năm xuất khẩu tăng 34% và tăng 18% trong tháng 6. Nhưng sang tháng Bảy, xuất khẩu đã chững lại, với trị giá 970 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 4% so với tháng 06/2022.
Nguyên nhân xuất khẩu giảm tốc từ tháng 5 được cho là do thời tiết bất lợi, mưa sớm hơn so với mọi năm làm ảnh hưởng đến đến sản lượng thủy sản, gây ra dịch bệnh trên tôm nuôi khiến cho cho sản lượng tôm giảm, đồng thời nguồn hàng dự trữ từ năm ngoái cũng đã cạn dần.
Riêng xuất khẩu tôm trong tháng Sáu đã giảm 1% so với cùng kỳ năm trước vì vấn đề thiếu hụt nguyên liệu. Sang tháng Bảy, tiếp tục giảm gần 13% đạt 385 triệu USD. Luỹ kế 07 tháng, xuất khẩu tôm mang về 2,65 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong những tháng cuối năm, sản xuất tôm trong nước và nhu cầu tôm thế giới được dự báo là không khả quan bởi nguồn cung tôm của các nước sản xuất tăng mạnh. Cộng với việc lượng nhập khẩu của các thị trường chính như Mỹ, EU tăng trong nửa đầu năm sẽ dẫn đến lượng tồn kho tăng và nhu cầu chững lại trong nửa cuối năm.
Trước tác động của lạm phát giá và xu hướng tăng giá xuất khẩu của các nước nên nhu cầu nhập khẩu của các thị trường cũng có những thay đổi phù hợp. Cá tra cũng là một mặt hàng có lợi thế khi lạm phát lên quá cao ở nhiều thị trường, người tiêu dùng sẽ thắt chặt chi tiêu, chuyển hướng sang các sản phẩm có giá phù hợp như cá tra phile đông lạnh hoặc chả cá, surimi, cũng như một số sản phẩm đông lạnh khác…
Xuất khẩu cá tra cũng tăng trưởng chậm lại trong quý II. Sang tháng Bảy, xuất khẩu cá tra đạt 197 triệu USD, tăng 56%, luỹ kế hết tháng 07/2022, xuất khẩu cá tra đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng 79% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu cá ngừ, cá biển khác và mực, bạch tuộc vẫn giữ được tăng trưởng cao từ 37 – 44% trong tháng Bảy. Tính đến hết tháng 07/2022, xuất khẩu cá ngừ tăng 53% đạt 641 triệu USD, mực, bạch tuộc tăng 31% đạt 417 triệu USD và các loài cá biển khác tăng 16% đạt trên 1,1 tỷ USD.
Lượng tồn kho tăng cùng với lạm phát đã tác động đến nhu cầu xuất khẩu của Mỹ từ tháng Sáu, do vậy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường này đã giảm 8% trong tháng Sáu và tiếp tục giảm sâu 23% trong tháng Bảy. Bảy tháng đầu năm, xuất khẩu sang Mỹ đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu sang EU vẫn giữ được tăng trưởng 28% trong tháng bảy, tính chung 07 tháng đạt 829 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu sang Trung Quốc sau 07 tháng đã chạm mốc 1 tỷ USD, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2021.
Sau 07 tháng của năm 2022, ngành thủy sản đã mang về tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 6,695 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ, và đang dần tiến tới mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD vào cuối năm nay.
Minh An (T/h)
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.