• Click để copy

Thành phố Yên Bái: Hơn 3.500 hộ dân phải di dời do nước sông Hồng dâng cao

Hiện nước lũ trên sông Hồng tại Yên Bái đang tiếp tục lên nhanh, mực nước lúc 11 giờ ngày 9-9 là 33,87m (trên báo động 3: 1,87m). Trên sông Ngòi Thia, lũ đang xuống, mực nước lúc 11 giờ ngày 9-9 là 42,82m (dưới báo động 1: 1,68m). Do ảnh hưởng của nước sông Hồng dâng cao trên báo động 3 đã gây ngập úng lớn, chia cắt nhiều thôn, tổ, hộ gia đình tại thành phố Yên Bái.

Đến 13 giờ 30 phút, các khu vực ven sông Hồng thuộc thành phố Yên Bái đang bị ngập sâu trong nước, thành phố Yên Bái di dời tạm thời 3.500 hộ gia đình. Trọng điểm các xã, phường: Âu Lâu, Hợp Minh, Giới Phiên, Văn Phú, Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh, Tuy Lộc, Nam Cường. Đặc biệt, các tuyến đường thuộc phường Hồng Hà, xã Tuy Lộc có nơi ngập sâu đến 4m.

Ngập úng khiến giao thông bị tắc nghẽn tại các tuyến đường: Thanh Niên, Nguyễn Thái Học, Đường qua khu vực Chợ, Ga Yên Bái, đường Trần Hưng Đạo thuộc phường Hồng Hà cùng nhiều tuyến đường khác tại phường Nguyễn Thái Học, xã Tuy Lộc, Giới Phiên…

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, các xã, phường trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra tại các khu vực bị thiệt hại, kịp thời chỉ đạo huy động lực lượng giúp đỡ các hộ bị thiệt hại nhà ở khắc phục để đảm bảo an toàn.

Thành phố Yên Bái: Hơn 3.500 hộ dân phải di dời do nước sông Hồng dâng cao
Phường Hồng Hà, Thái Học và Yên Ninh (thành phố Yên Bái) là các điểm bị ngập sâu trong sáng 9-9.  

Đối với các hộ đã bị ngập và có nguy cơ cao bị ngập do nước lũ sông Hồng dâng cao, thành phố, các xã, phường đang huy động lực lượng, phương tiện cùng nhân dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, do ảnh hưởng hoàn lưu của cơn bão số 3, nhiều địa phương bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Theo thống kê, đến trưa ngày 9-9, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có 3 người chết do sạt lở đất. Cụ thể, cháu S.T.T, 10 tuổi, thôn suối Lót, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn; ông N.V.K, sinh năm 1955, trú tại thôn 10, xã Động Quan; cháu N.V.A, 7 tuổi, trú tại thôn Nà Nọi, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên. Ngoài ra, 4 người tại xã Liễu Đô và Động Quan của huyện Lục Yên bị thương.

Mưa lũ cũng khiến hơn 5.687 nhà tại các huyện Mù Cang Chải, Yên Bình, Trạm Tấu, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ bị sập đổ, hư hỏng, ngập úng.

Diện tích cây trồng bị thiệt hại, ảnh hưởng là 1.914,71 ha. Về giao thông, trên địa bàn toàn tỉnh, nhiều tuyến đường giao thông trục chính đi các huyện bị chia cắt do ngập úng, sạt lở taluy, cây đổ. Tuyến Quốc lộ 32 xuất hiện 64 điểm sạt lở. Một số vị trí sạt lở taluy dương nhỏ, có cây đổ nhưng kích thước nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến an toàn giao thông trên tuyến. Đường tỉnh 174 từ Nghĩa Lộ đi Trạm Tấu sạt lở nhiều điểm khiến giao thông chia cắt. Đường tỉnh 175B và đường Sơn Thịnh đi Suối Giàng, huyện Văn Chấn xuất hiện hàng chục điểm sạt lở.

Tuyến Quốc lộ 70 từ Yên Bình đi Lục Yên cũng xuất hiện nhiều điểm sạt lở taluy, ngập úng sâu không thể lưu thông.

Tại các địa phương, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn bị chia cắt do sạt lở, ngập úng không thể di chuyển, việc tiếp cận gặp nhiều khó khăn, nhiều xã, thôn bản bị cô lập hoàn toàn.

Hiện toàn tỉnh đã huy động 609 người gồm bộ đội, dân quân và các lực lượng khác cùng phương tiện máy móc tham gia khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Đồng thời, tiếp tục rà soát, di dời các hộ dân ở những khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn.

TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp
Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp

Theo báo cáo của Bộ Tài chính: Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp. Các hành vi vi phạm không chỉ dừng lại ở việc kê khai sai lệch, giấu doanh thu hay lập hóa đơn khống đơn thuần, mà đã phát triển thành các thủ đoạn có tổ chức với quy mô lớn, liên quan đến nhiều chủ thể và địa bàn khác nhau.

Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT
Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT

Sau Nghị quyết số 186/NQ-CP của Chính phủ, mới đây, tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN, Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT. Đây là một trong các động thái đầu tiên trong chiến lược cơ cấu lại mô hình hoạt động mà VNPT đang thực hiện.

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước: Đột phá để nâng cao vai trò quản lý nhà nước
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước: Đột phá để nâng cao vai trò quản lý nhà nước

Nhiệm kỳ 2025 - 2030, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước thực hiện những giải pháp có tính sáng tạo, đột phá nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước.

Cơ động: Kiểm tra, tạm giữ gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Cơ động: Kiểm tra, tạm giữ gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đội Quản lý thị trường số 6 cùng các cơ quan phối hợp đã tiến hành khám phương tiện vận tải BKS 15C-431.34, phát hiện gần 4.000 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đề phòng thời tiết nguy hiểm từ nay đến cuối năm: Bão, mưa lớn diện rộng
Đề phòng thời tiết nguy hiểm từ nay đến cuối năm: Bão, mưa lớn diện rộng

Theo nhận định mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Cục Khí tượng thủy văn), từ nay đến cuối năm 2025, dự báo có khoảng 3 - 4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền; trên phạm vi cả nước tiếp tục xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá.

Áp thấp nhiệt đới khả năng sẽ mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông vào cuối tuần này
Áp thấp nhiệt đới khả năng sẽ mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông vào cuối tuần này

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 16-7, một vùng áp thấp trên khu vực phía Đông của Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.