Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản
Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản số 5029/VPCP-TH ngày 16/7/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.
Cụ thể, Văn phòng Chính phủ có Báo cáo số 2542/BC-VPCP ngày 30 tháng 6 năm 2024, trong đó tóm tắt bài viết VASEP kiến nghị tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp thủy sản, đăng trên các Báo: Tài chính và Cuộc sống ngày 21 tháng 6 năm 2024; Nhân dân, Thời báo Ngân hàng ngày 24 tháng 6 năm 2024; Kinh tế Sài Gòn ngày 25 tháng 6 năm 2024.
Các bài báo nêu, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị gỡ 3 điểm vướng cho doanh nghiệp, ngư dân: Quy định áp trần chi phí lãi vay để tính thuế thu nhập là không hợp lý; thủ tục cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác kéo dài hàng tháng; quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác của các loài thủy sản đang gây khó khăn cho danh nghiệp và ngư dân.
![]() |
Ảnh minh họa |
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã giao các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nắm bắt thông tin báo chí phản ánh; rà soát nội dung kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam và khẩn trương xử lý theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7 năm 2024.
Thông tin từ Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản đạt trên 4,4 tỷ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2023. Hầu hết các mặt hàng chủ lực đều tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ. Đơn cử như: tôm đạt hơn 1,6 tỷ USD, tăng 7% cá tra đạt 922 triệu USD, tăng gần 6%; cá ngừ đạt 477 triệu USD, tăng 25%.
Điều đáng mừng là xuất khẩu thủy sản đang ghi nhận tín hiệu khả quan khi bước sang đầu quý III/2024 khi nhiều đơn hàng được ký kết và đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường khó tính. Trong đó, top 3 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam vẫn là thị trường Mỹ (đạt 733 triệu USD, tăng 9%), tiếp đến là Trung Quốc (đạt 766 triệu USD, tăng 7%), EU (đạt 513 triệu USD, tăng 12%).
Nhiều chuyên gia nhận định, lợi thế lớn nhất của thủy sản Việt Nam là nhu cầu sử dụng sản phẩm giá trị gia tăng ngày càng cao. Tại các triển lãm thủy sản quốc tế ở Mỹ và EU năm nay, các sản phẩm giá trị gia tăng được khách hàng đặc biệt quan tâm. Việt Nam lại có lợi thế về trình độ chế biến thủy sản giá trị gia tăng, tay nghề của người lao động cao.
Ngoài ra, theo dự báo của các các doanh nghiệp thủy sản, cuối năm là thời điểm có nhiều sự kiện, lễ hội nên mức tiêu thụ mặt hàng này sẽ tăng mạnh. Việc đảm bảo chất lượng, sản lượng và khai thác tốt dư địa từ các thị trường sẽ giúp xuất khẩu thủy sản Việt Nam sớm cán đích 10 tỷ USD.
Theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay, các doanh nghiệp thủy sản cần thích nghi và điều chỉnh kế hoạch hoạt động phù hợp với bối cảnh của thị trường. Cụ thể, doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để tránh sự phụ thuộc vào một thị trường; đồng thời tăng cường xuất khẩu vào các thị trường mới, hướng đến mở rộng và đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh quảng bá hình ảnh sản phẩm đến người tiêu dùng, xây dựng hình ảnh và độ nhận diện cho thủy sản Việt Nam. Cùng với đó, cập nhật thông tin từ các thị trường, đánh giá đúng diễn biến tình hình, qua đó có được phản ứng thích hợp và kịp thời nhất.
Tin mới
Đông Nam Bộ: Xuất hiện đợt triều cường mới ven biển
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 11-4 đến 17-4, khu vực ven biển Đông Nam Bộ có khả năng xuất hiện một đợt triều cường với mực nước cao nhất tại trạm Vũng Tàu trong khoảng thời gian này có khả năng dưới 4m. Người dân cần đề phòng ngập úng tại các vùng trũng, thấp, ven sông và vùng ngoài đê bao khu vực ven biển phía Đông Nam Bộ.
Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1979/QĐ-UBND, ngày 10-4-2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm 2025.
Quy hoạch hạ tầng số để phát triển mạng di động 5G
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ký ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BKHCN, quy định chi tiết về quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 71-76 GHz và 81-86 GHz (băng tần E). Thông tư có hiệu lực từ ngày 15-5-2025.
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Mỹ Donald Trump lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc dù cuộc chiến thuế quan tiếp tục leo thang khi ông tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc lên 145%.
Unilever đầu tư nhà máy 800 triệu USD tại Mexico bất chấp chính sách thuế của Mỹ
Tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới Unilever đang lên kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy trị giá 800 triệu USD tại bang Nuevo León, miền Bắc Mexico, trong đó đa số sản phẩm sẽ được xuất sang thị trường Mỹ và Canada, bất chấp những thách thức liên quan đến chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump.
Iran cảnh báo có thể trục xuất các thanh sát viên hạt nhân của Liên hợp quốc
Ngày 10-4, một cố vấn của nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei cảnh báo rằng Iran có thể trục xuất các thanh sát viên thuộc cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc khi "các mối đe dọa" gia tăng trước các cuộc đàm phán quan trọng với Mỹ.