• Click để copy

Thế khó của nông dân EU

Nay, khi xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine được nối lại đã vô tình đẩy nông dân của nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) vào thế éo le.

Ukraine là một cường quốc nông nghiệp toàn cầu, với lượng ngũ cốc xuất khẩu chiếm tới 1/10 tổng sản lượng ngũ cốc của thế giới. Một năm trước, khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, xuất khẩu ngũ cốc của nước này bị đình trệ, gây ra mối lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Nay, khi xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine được nối lại đã vô tình đẩy nông dân của nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) vào thế éo le.

Mới đây, theo Bloomberg, một nhóm các quốc gia EU đã lên tiếng kêu gọi khối này hành động khẩn cấp để giúp giảm bớt tình trạng ngũ cốc nhập khẩu giá rẻ từ Ukraine tràn ngập thị trường, làm sụt giảm nghiêm trọng nhu cầu đối với ngũ cốc địa phương và gây ra các cuộc biểu tình phản đối của nông dân sở tại.

Thế khó của nông dân EU

 Thu hoạch lúa mì ở Pomorskie Voivodship, Ba Lan. Ảnh: Planet.com

6 quốc gia Đông Âu gồm Ba Lan, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Hungary, Romania và Slovakia đã kêu gọi EU đưa ra các khoản bồi thường cho nông dân những nước này, đồng thời yêu cầu phong tỏa các tuyến đường vận chuyển để ngũ cốc và các sản phẩm khác của Ukraine có thể đến các nước thứ ba mà không gây gián đoạn thị trường ngũ cốc của EU. 

Trong cuộc họp cấp Bộ trưởng EU tại Brussels cuối tháng 1 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ba Lan Henryk Kowalczyk đã kiến nghị với các Bộ trưởng EU về những vấn đề mà nông dân ở các nước Đông Âu gặp phải khi nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine để gửi đến Tây Âu và châu Phi.

Theo ông, một sản lượng lớn ngũ cốc đó đang tràn ra thị trường Đông Âu, khiến những người nông dân địa phương không thể bán ngũ cốc mà họ sản xuất ra. Đơn cử như đối với ngô, nhập khẩu từ Ukraine sang Ba Lan đã tăng lên 1,6 triệu tấn từ tháng 1 đến tháng 11-2022, tăng hơn 25.000% so với cùng kỳ năm 2021; nhập khẩu vào Hungary tăng từ 5.000 tấn lên hơn 900.000 tấn, trong khi nhập khẩu vào Bulgaria tăng từ 361 tấn lên 16.742 tấn. 

Vốn sở hữu diện tích đất nông nghiệp màu mỡ rộng lớn, Ukraine là một trong số các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về ngô, lúa mì, hướng dương, các loại ngũ cốc khác và cả gia cầm. Sau một thời gian bị gián đoạn do chiến sự, xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã được khơi thông qua các cảng ở Biển Đen theo thỏa thuận do Liên hợp quốc làm trung gian.

Tuy nhiên, nỗ lực hỗ trợ Ukraine của EU bằng cách bãi bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu đối với ngũ cốc nước này đã đem lại hệ quả không mong đợi. Theo giới phân tích, nếu được kết nạp làm thành viên EU, Kiev sẽ nhận được khoản hỗ trợ “khủng” từ Chính sách nông nghiệp chung của EU trị giá 386 tỷ euro, một chính sách tưởng thưởng cho các quốc gia thành viên tùy theo diện tích đất nông nghiệp. Mà diện tích đất nông nghiệp của Ukraine còn lớn hơn toàn bộ Italy. Một trang trại trung bình ở Ukraine trải dài trên 1.000ha, so với 16ha như ở các nước EU.

Năm ngoái, EU đã đưa ra nhiều nỗ lực hỗ trợ Ukraine, trong đó có việc bãi bỏ thuế quan và hạn ngạch đối với hàng hóa nhập khẩu của Ukraine, bao gồm cả nông sản. Các nỗ lực đó giúp khơi thông huyết mạch kinh tế của Kiev, song mặt khác, lại tác động không nhỏ đến nền kinh tế nông nghiệp của EU.

Với nông dân Ba Lan, việc bãi bỏ thuế quan đối với hàng hóa nông nghiệp đang thu hút khối lượng chưa từng có ngũ cốc Ukraine vào thị trường địa phương, tạo ra làn sóng cạnh tranh trực tiếp với sản xuất lương thực trong nước. Trong khi đó, nông dân Bulgaria cho biết, họ không thể tiếp tục canh tác hướng dương, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này, khi mà lượng hàng nhập khẩu từ Ukraine tăng gấp 20 lần, làm phá giá thị trường, khiến người dân phải phá bỏ ¾ diện tích cây trồng.

Từng là vựa lúa mì của Liên Xô, ngành nông nghiệp của Ukraine đã trải qua quá trình tư nhân hóa và tái cơ cấu các trang trại tập thể vào cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000. Trong những năm sau đó, nông nghiệp Ukraine đã thu hút sự chú ý của một số nhà tài phiệt lớn nhất nước này, những người rất nhanh nhạy khi nhận ra nông nghiệp thậm chí còn mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với công nghiệp nặng hoặc luyện kim. Ngày nay, lĩnh vực nông nghiệp ở Ukraine bị chi phối bởi các doanh nghiệp quy mô lớn, với 20 công ty kiểm soát 14% đất nông nghiệp.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Politico, Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế, Thương mại và Nông nghiệp Ukraine Taras Kachka cho biết, Kiev nhận thức được những lo ngại về quy mô sản xuất lương thực quá lớn của Ukraine đối với nông dân EU và thừa nhận những căng thẳng kéo dài về cạnh tranh nông nghiệp giữa EU và Ukraine: “Rõ ràng là mô hình nông nghiệp của Ukraine rất khác so với mô hình của EU, đó là lý do tại sao chúng ta cần đầu tư nhiều vào sự hiểu biết lẫn nhau về cách thức hội nhập, để không gây ra vấn đề cho nông dân Ukraine cũng như nông dân EU”.

Một khi được kết nạp vào EU, Ukraine giống như những nước mới gia nhập trước đó, sẽ bắt đầu rút nhiều tiền từ ngân sách EU hơn là đóng góp cho nó, điều đó cũng có nghĩa là tổng số tiền phân bổ cho các quốc gia khác sẽ bị giảm bớt. Bên cạnh đó, với năng lực sản xuất hàng triệu tấn ngũ cốc giá rẻ nhưng chất lượng cao của Ukraine, các thành viên hiện tại của EU sẽ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh bất ngờ mà trong đó, tiềm năng nông nghiệp và chi phí sản xuất của họ đều không cho phép họ giành chiến thắng.

HÀ PHƯƠNG

Tin mới

Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon
Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon

Ngày 19-9, Israel triển khai hàng loạt máy bay chiến đấu thực hiện các đợt không kích dữ dội nhằm vào các cứ điểm của lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024
Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024

Sáng 20-9, Tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Việt Anh, Phó tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân là Trưởng đoàn đã rời cảng Coonawarra, thành phố Darwin, Australia, bắt đầu hành trình về nước sau khi hoàn thành tốt tất cả các khoa mục tại Diễn tập Kakadu 2024 do Hải quân Hoàng gia Australia đăng cai tổ chức.

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.