• Click để copy

Thêm một góc nhìn về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng-một sự kiện vĩ đại của dân tộc đã được tiếp cận, phân tích từ nhiều góc độ chính trị, lịch sử, văn hóa, văn học... Bài viết này tiếp cận từ một góc nhìn khác-góc nhìn bình đẳng giới.

Đến giữa thế kỷ 20, nhân loại mới dần hoàn thiện để đưa ra lý thuyết về bình đẳng giới, nhưng ở Việt Nam, tinh thần ấy đã được thể hiện sinh động trong truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ từ nghìn năm. Lạc Long Quân giống Rồng, Âu Cơ giống Tiên, không hợp nhau về tập quán sinh hoạt, tính cách, họ tự nguyện chia tay một cách bình đẳng. Mỗi người đem theo “năm mươi con”. Cho đến tận hôm nay, cả thế giới vẫn ngạc nhiên vì từ những năm 40, 41 sau Công nguyên, khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa với mục đích: “Một xin rửa sạch nước thù/ Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng/ Ba kêu oan ức lòng chồng/ Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”. Đó không chỉ là dấu mốc bằng vàng của một quốc gia mà còn làm thay đổi dòng chảy văn hóa của cả phương Đông và thế giới. Thay đổi hẳn một quan niệm, từ “nữ nhi tầm thường” thành “nữ nhi anh hùng”.

Đã có nhiều nhận định đề cao sự kiện này, xin được trích lại hai ý kiến đích đáng, một là của sử gia Lê Văn Hưu: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều nhất tề hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay. Xem thế cũng đủ biết hình thế đất Việt ta đủ để có thể dựng được nghiệp bá vương...” (Đại Việt sử ký toàn thư; Ngoại kỷ, quyển 3). Một là của Hồ Chí Minh: “Hai Bà Trưng có đại tài/ Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian/ Ra tay khôi phục giang san/ Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta” (Lịch sử nước ta). 

<a title=
Hoạt cảnh miêu tả cuộc đời và sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng được tái hiện bằng công nghệ 3D mapping LED matrix hiện đại. Ảnh: TUẤN HUY

Logic bài viết buộc phải phản biện lại một số ý kiến trong và ngoài nước khi cho rằng, thời Hai Bà Trưng vẫn còn thời mẫu hệ, hoặc còn “dấu vết”, hoặc “ảnh hướng lớn” thời mẫu hệ. Ý kiến này vô tình hay cố ý đã làm giảm đi tính chất anh hùng cực kỳ lớn lao của cuộc khởi nghĩa. Còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng có thể phỏng đoán, thời phụ hệ đã có trước thời văn hóa Phùng Nguyên, cách nay khoảng 4.000-5.000 năm. Ngay trong chùm truyền thuyết Hùng Vương cũng nhiều lần nhấn mạnh: “Đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo, thay đời truyền cho nhau đều hiệu là Hùng Vương không đổi”. Ngay trong truyền thuyết Hai Bà có chi tiết được lặp lại nhiều lần là quan lại đô hộ bắt các thiếu nữ về làm “tì thiếp” cũng nói lên thực tế xã hội đã ở thời phụ quyền. Thế nên, nhìn từ “bình đẳng giới” sẽ thấy toát lên những vấn đề sau:

Một là, thời kỳ này không chỉ có một cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng mà còn nhiều cuộc khởi nghĩa khác, có nhiều phụ nữ làm lãnh đạo. Nguyên nhân trực tiếp là tội ác của Thái thú Tô Định vừa dùng hình phạt đàn áp, bóc lột dân ta dã man, vừa thú tính dâm loạn. Chùm truyền thuyết về các nữ tướng nói rất rõ điều này. Thần tích kể Ả Chạ (hay Ngọc Trinh Công chúa) là em ruột Ả Chàng (tên khác là Ngọc Thanh) cùng nổi tiếng xinh đẹp và khỏe mạnh. Cha mẹ mất sớm, Ả Chàng bị nhà quan bắt về làm thiếp khổ sở đến chết. Ả Chạ tức giận, tập hợp lực lượng để chống quan lại. Được tin Hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa ở Hát Môn, Ả Chạ liền đem quân theo. Nhờ lập được nhiều công lao, Ả Chạ được Trưng Nữ Vương phong làm Công chúa, chức Đại tướng. Truyền thuyết về Bát Nàn kể vì quá uất ức do Tô Định giết cha để bắt mình về làm thiếp, Bát Nàn chạy về trang Tiên La (thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay) mộ quân khởi nghĩa rồi nhập vào quân Hai Bà, được trao quyền chỉ huy quân tiên phong.

Mô-típ Thái thú Tô Định giết người để cướp người (về làm tỳ thiếp) ở nhiều truyền thuyết càng khẳng định Tô Định (đại diện cho kẻ thống trị) là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự nổi dậy của các anh hùng nữ tướng. Cái lõi của các truyền thuyết đều có một sự thật: Dù đã ở chế độ phụ quyền nhưng vai trò của phụ nữ thời này vẫn rất lớn. Và khi kẻ thù tạo ra một bất bình đẳng giới sâu sắc, phi nhân tính thì sự phản kháng mạnh mẽ của phái nữ như là một sự tất yếu.

Hai là, mục đích lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là “rửa sạch nước thù”, tức đặt lợi ích, quyền lợi quốc gia lên trên hết. Như vậy đàn bà cũng ngang với đàn ông “quốc gia hưng vong nữ nhi hữu trách”. Trước khi về tập hợp dưới cờ Hai Bà, nhiều nữ tướng đã khẳng định bằng sự nghiệp, cơ đồ của chính họ chẳng khác gì các đấng nam nhi tài năng. Vốn quê Đông Triều (Quảng Ninh), căm thù Tô Định giết cha mẹ, thương dân khốn khổ dưới ách đô hộ, Lê Chân bỏ xứ đến đất An Biên (nay thuộc Hải Phòng) tổ chức khai hoang và lập ra đội dân binh chống lại chính quyền ngoại bang. Bà đã đem quân sĩ theo Hai Bà Trưng lập nhiều chiến công xuất sắc. Quân Hán khâm phục gọi bà là “Đông hải kình ngư” (cá kình Biển Đông). Nhiều nữ tướng khác cũng có hoàn cảnh giống Lê Chân. Thù nhà và nợ nước như hai dòng suối mạnh mẽ dồn về một con sông hừng hực sóng nước sục sôi tinh thần khởi nghĩa, họ đã chủ động đứng dậy chống lại kẻ thù. Gặp “minh chủ” cùng cơ hội thuận lợi, họ đều tập trung về dưới lá cờ đại nghĩa.

Ba là, đặt cái chung (nợ nước) lên trên cái riêng (thù nhà) nên cuộc khởi nghĩa được quan lang quanh vùng ủng hộ. Như “tiếng gọi đàn”, nhờ tinh thần “bình đẳng giới” nên quy tụ, tập hợp được nhiều tài năng nữ, trong đó có tấm gương tiêu biểu là bà Man Thiện-mẹ đẻ Hai Bà Trưng. Chồng chết sớm, bà thay chồng nuôi dạy con nghề trồng dâu và truyền dạy võ nghệ. Chính bà đóng vai trò tổ chức lực lượng, liên hệ với các thủ lĩnh... Tướng lĩnh cuộc khởi nghĩa nữ nhiều hơn nam. Họ đánh thắng nhiều trận khiến kẻ thù kinh hồn bạt vía.

Bốn là, cuộc khởi nghĩa là “tiếng thơm dài...”, thơm mãi vào cả lịch sử nhân loại. Không chịu chấp nhận sự thật Hai Bà thua trận, dân gian đã lý giải nguyên nhân thất bại theo hướng kết tội tướng giặc dùng mưu hèn kế bẩn là cho quân lính... không mặc quần áo ra trận. Phần lớn là nữ nên quân Hai Bà xấu hổ mà bối rối mất tinh thần. Chi tiết này chỉ có trong truyền thuyết, không có trong chính sử. Đó cũng là một cách “thiêng hóa” tôn vinh các liệt nữ. Hướng thiêng hóa này còn đi sâu vào tập quán tôn vinh các bà thành phúc thần, thành hoàng làng trong các đình, đền... Vẫn chưa đủ, nó tràn ra cả bên ngoài đời sống kết thành các lễ hội dân gian truyền đời lưu giữ. Kết hợp với tín ngưỡng thờ mẫu, sự thiêng hóa còn ánh xạ vào các nghi lễ hát văn, hầu bóng. Điều này lý giải vì sao các nghi lễ này thường diễn ra tại các di tích thờ nữ thần. Sự thiêng hóa ấy đã làm nên sức mạnh nội sinh để tạo ra truyền thống bình đẳng giới sau này: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đội quân “tóc dài” ở miền Nam hay “đường cày ba đảm đang” ở miền Bắc chính là nét văn hóa thể hiện rõ nhất tinh thần yêu nước quật khởi của Hai Bà Trưng vĩ đại.

Ngày hôm nay, thế giới nhìn nhận về khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trước hết là sự khẳng định, tôn vinh tinh thần “bình đẳng giới”, không chỉ ở phương diện chính trị, sâu sắc hơn là ở phương diện văn hóa là đẩy lui cái tiêu cực thủ cựu để cân bằng lại cả một nền văn minh phương Đông!

 PGS, TS NGUYỄN THANH TÚ

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.