Thị trường, lạm phát, sự cân bằng hài hoà giữa điều hành lãi suất và tỷ giá
Năm 2023, lạm phát vẫn đang tiếp tục diễn ra với những điều tiết chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế lớn được cho sẽ chưa dừng lại, tới chừng nào đáp ứng được mục tiêu kiểm soát lạm phát. Biến động lãi suất theo đó được đánh giá là một trong những yếu tố vẫn góp phần lớn tác động vào tổng thể bức tranh kinh tế 2023.
Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Hồ Quốc Tuần cho rằng: “Sang năm 2023 chúng ta có một bức tranh đã khác đi, lãi suất tăng nhưng đã chậm lại, và sẽ đạt đỉnh trong năm nay. Điều đó làm người ta hi vọng rằng lãi suất toàn cầu sẽ còn tăng nữa nhưng tăng ổn định hơn năm 2022, và các nước đã có sự chuẩn bị cho vấn đề này”.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Ảnh internet
Kinh tế của Việt Nam có độ mở rất lớn tới với kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 200% so với GDP, dẫn tới việc nhập khẩu lạm phát. Điều này khiến lạm phát trong nước không kiểm soát được. Mà khi đó, các mục tiêu vĩ mô cũng không thể kiểm soát được.
Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước phân tích: “Dấu hiệu lạm phát gia tăng rất đáng quan ngại, Ngân hàng Nhà nước quan sát rất kỹ lạm phát cơ bản, lạm phát lõi, qua đấy thấy được áp lực của lạm phát, đặc biệt là lạm phát vòng 2 khi mà giá của các mặt hàng sẽ tác động đến CPI trong thời gian tới là rất dữ dội, đây là điều mà ngân hàng Nhà nước luôn kiên định để điều hành chính sách, hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô”.
Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn nhiều yếu tố bất lợi tác động lên lạm phát như giá cả Thế giới biến động khó lường, logistic tiếp tục gặp khó khăn, các nước trên Thế giới tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, tác động đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam, gây sức ép lạm phát trong nước.
Thị trường, lạm phát, sự cân bằng hài hoà giữa điều hành lãi suất và tỷ giá. Ảnh minh họa internet.
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng không thể chủ quan: “Khi nước ta nhập khẩu nhiều hơn khi lạm phát Thế giới tăng thì sản xuất cũng tăng lên, việc sản xuất quay trở lại bình thường làm hoạt động kinh tế tăng lên, làm thu nhập người dân lớn hơn, từ đó dẫn đến nhu cầu cũng tăng theo vì thế cho nên thời gian tới lạm phát có áp lực lớn là sẽ tăng”.
Hiện tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP đã lên tới 124%, mức cao nhất đối với các nước có thu nhập trung bình thấp. Làm thế nào ổn định được thị trường ngoại hối khi nền kinh tế của ta có độ mở cửa lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đồng Đô la tăng giá mạnh, Việt Nam đang trong giai đoạn giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ của phía Hoa kỳ...Ổn định được an toàn hệ thống khi thanh khoản hệ thống và niềm tin của thị trường chịu tác động mạnh bởi sự cố SCB chưa từng có tiền lệ.
Bài toán khó nhất đối với Ngân hàng Nhà nước là tìm điểm cân bằng hài hoà giữa điều hành lãi suất và tỷ giá. Bởi lẽ, nếu hy sinh tỷ giá thì giữ được lãi suất và giữ được dự trữ ngoại hối. Trong bối cảnh đó, năm 2022 Việt Nam đặt chính sách tiền tệ vào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô thì Ngân hàng Nhà nước phải đối mặt với nhiều khó khăn Một loạt bài toán khó đặt ra như làm thế nào để điều hành tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống trong khi một số chỉ tiêu tiền tệ như tỷ lệ tín dụng/huy động vốn và dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã và đang ở ngưỡng cảnh báo.
Bước sang năm 2023, theo Ngân nhà Nhà nước thì, mục tiêu xuyên suốt là điều hành chính sách tiền tệ là giữ được sự ổn định của dòng tiền, kiểm soát lạm phát. Từ mục tiêu đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ đạt được mục tiêu của nội bộ ngành là duy trì sự hoạt động lành mạnh, ổn định của ngành ngân hàng.
Công Huy (t/h)
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.