Thống nhất trình Quốc hội xem xét thí điểm các chính sách thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ
Sáng 13-2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Bổ sung quy định về chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Dự thảo Nghị quyết gồm 4 chương và 20 điều, bao gồm hai nội dung liên quan tới hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và hoạt động chuyển đổi số quốc gia.
Nghị quyết này nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cùng với đó, việc xây dựng nghị quyết nhằm bảo đảm khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá, quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế-xã hội. Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp. Ảnh: LÂM HIỂN |
Nghị quyết này quy định về thí điểm một số chính sách về tháo gỡ chi tiêu tài chính từ ngân sách nhà nước, hoạt động của tổ chức và nhân lực trong tổ chức khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp, đầu tư, đấu thầu, tài chính, thí điểm thử nghiệm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh tầm thấp và cơ chế thí điểm thử nghiệm có kiểm soát để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Cụ thể, dự thảo nghị quyết bổ sung quy định về chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp xảy ra thiệt hại cho Nhà nước trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, không phải trả lại kinh phí đã sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ).
Dự thảo Nghị quyết cũng quy định nguyên tắc về áp dụng khoán chi đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, bao gồm cả nội dung khoán chi đến sản phẩm cuối cùng.
Về ưu đãi thuế cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, dự thảo Nghị quyết quy định các khoản đầu tư, tài trợ của doanh nghiệp cho các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp...
![]() |
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: LÂM HIỂN |
Về chuyển đổi số, dự thảo Nghị quyết quy định cơ chế cho phép sử dụng ngân sách trung ương để thực hiện đầu tư, xây dựng nền tảng số quy mô quốc gia, quy mô vùng sử dụng chung cho các cơ quan, tổ chức; cho phép sử dụng nguồn thu từ cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện giai đoạn 2024-2027 để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.
Dự thảo Nghị quyết cũng bổ sung các quy định về các dự án đầu tư các tuyến cáp viễn thông kết nối quốc tế trên biển có trạm cập bờ tại Việt Nam mà doanh nghiệp viễn thông tham gia góp vốn hoặc là chủ đầu tư được áp dụng quy trình thủ tục quy định cho dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; cho phép đặt hàng, giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ số chiến lược nhằm phát triển hạ tầng số quan trọng quốc gia, triển khai các nhiệm vụ trọng điểm chuyển đổi số quốc gia và giao thủ trưởng các cơ quan bộ, ngang bộ được quyền và chịu trách nhiệm quyết định phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ.
Đồng thời quy định hỗ trợ một số dự án công nghệ số có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; xác định rõ đầu mối thực hiện; nguồn vốn và giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết cơ chế hỗ trợ; quy định chính sách cho phép thí điểm thử nghiệm có kiểm soát mô hình đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, loại hình mạng viễn thông vệ tinh sử dụng công nghệ vệ tinh tầm thấp tại Việt Nam….
Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách
Thẩm tra dự án luật, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Việc thực hiện Nghị quyết sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030. Tuy nhiên, về thí điểm thử nghiệm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp, về cơ bản Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tán thành với sự cần thiết của nội dung này; tuy nhiên, đề nghị cần có cơ chế kiểm tra, giám sát bảo đảm quốc phòng, an ninh để cho phép thí điểm, triển khai.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn góp ý về dự thảo nghị quyết. Ảnh: LÂM HIỂN |
Thảo luận nội dung này, một số ý kiến góp ý liên quan tới chính sách quy định về chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, để “chấp nhận rủi ro” được hiểu đúng và không bị lạm dụng; nghiên cứu rà soát các chính sách đặc thù để không bị chồng chéo với các chính sách về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; các chính sách phải bảo đảm được an ninh, chủ quyền quốc gia…
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, nước ta muốn đạt được tăng trưởng cao, nhất là đạt tăng trưởng trên 8% trong năm nay thì phải dựa vào khoa học, đổi mới sáng tạo. Theo đó, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra rất nhiều cơ chế, chính sách đột phá, quan trọng đối với hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội để triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 dự kiến cần sửa đổi 27 luật liên quan; thời gian sửa đổi các luật này phải chờ tới các kỳ họp Quốc hội tới, như vậy "rất sốt ruột". “Trước yêu cầu cấp bách của thực tế, tháo gỡ ngay những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện Nghị quyết số 57 thì cần thiết phải ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”-Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, dự thảo Nghị quyết cần bảo đảm ngắn gọn, có trọng tâm, trọng điểm; phải quan tâm tới những vấn đề cấp bách trong Nghị quyết số 57; khi ban hành phải triển khai thực hiện được ngay; đưa được các chính sách vượt trội, phát huy tác dụng khơi thông mọi nguồn lực, sức lan tỏa, góp phần kịp thời vào tăng trưởng kinh tế.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu thảo luận tại phiên họp. Ảnh: LÂM HIỂN |
Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định về việc thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Điều này nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, đặc biệt Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị nhằm nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế-xã hội của đất nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý rà soát lại các cơ chế, chính sách thí điểm để đảm bảo đúng quy định của Hiến pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không để xảy ra lãng phí, thất thoát, tiêu cực; chỉ đưa vào Nghị quyết này những chính sách thật sự cần thiết, cấp bách, khả thi để khi ban hành, Nghị quyết có thể thực hiện được ngay.
VŨ DUNG
Tin mới
Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố
Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, thức ăn đường phố luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP. Vì vậy, cần sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh.
Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?
Dịch vụ ăn uống trong mùa lễ hội mang tính chất thời vụ nên không được đầu tư đầy đủ, thường thiếu chuyên nghiệp, và xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tập trung hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2025, trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tập trung thực hiện và hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021 - 2025, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025.
Tăng tần suất kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm mùa lễ hội
Tăng cường thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025 là yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế gửi Sở Y tế các địa phương.
Phát hiện, thu giữ gần 5 tấn đường cát nhập lậu
Ngày 07/02/2025, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Nghệ An phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra xe ô tô phát hiện phương tiện vận chuyển 3 tấn đường trắng được đóng trong 60 bao, trên bao bì nhãn hàng hóa có thể hiện nội dung do nước ngoài sản xuất.
Xử phạt 90 triệu đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh gạch men nhập lậu
Ngày 10/02, Cục trưởng Cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Phúc Đạt CERAMIC, địa chỉ trụ sở chính: TDP Nam Cường, thị Trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu với số tiền 90 triệu đồng, đồng thời tịch thu hàng hóa là gạch men trị giá 107 triệu đồng.