• Click để copy

Thủ đô Jakarta áp dụng hình thức làm việc từ xa để chống ô nhiễm

Làm sao để đảo ngược xu hướng khi thủ đô Jakarta của Indonesia thường xuyên nằm trong tốp 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới? Các nhà chức trách Indonesia cho rằng, một trong những biện pháp mang lại hiệu quả tức thời là làm việc từ xa.

Theo AFP, kể từ ngày 28-8 vừa qua, làm việc từ xa đã trở thành nghĩa vụ của một bộ phận công chức và học sinh ở Jakarta. Nguồn gốc của biện pháp này là mong muốn của chính phủ nhằm giảm mức độ ô nhiễm ở thủ đô trong thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan từ ngày 2 đến 7-9 tới. Chính quyền Jakarta khẳng định, biện pháp làm việc từ xa nhằm giảm lượng phương tiện lưu thông trên các trục đường huyết mạch của thủ đô, nơi mỗi ngày có hơn 24,5 triệu phương tiện đi qua.

Thủ đô Jakarta áp dụng hình thức làm việc từ xa để chống ô nhiễm
Indonesia dùng xe điện phục vụ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 để tránh ô nhiễm. Ảnh: Antara News 

Ban đầu, nghĩa vụ này liên quan đến 50% công chức làm việc tại thủ đô, tức là khoảng 30.000 người. Trong thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN 43, biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến 75% công chức làm việc gần địa điểm tổ chức sự kiện. Ngoài ra, từ ngày 28-8 đến 7-9, một nửa số học sinh ở Jakarta sẽ học trực tuyến. Sau khi Hội nghị cấp cao ASEAN 43 kết thúc, các công chức tiếp tục làm việc từ xa thêm một thời gian nữa, đến hết ngày 21-10.

Giải pháp chống ô nhiễm ở thủ đô được các nhà bảo vệ môi trường hoan nghênh. Tuy nhiên, một số tổ chức phi chính phủ cho rằng, biện pháp này có thể gây hại nhiều hơn là có lợi, khiến tăng trưởng kinh tế chậm hơn và năng suất thấp hơn. Shinta W.Kamdani, Chủ tịch Hiệp hội các nhà tuyển dụng Indonesia (Apindo) cho rằng, biện pháp này “không bền vững và không giải quyết được hoàn toàn vấn đề ô nhiễm không khí ở Jakarta”. Do đó, song song với việc thiết lập chế độ làm việc từ xa bắt buộc, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra mức độ phát thải khí gây ô nhiễm của các phương tiện giao thông.

NGỌC MINH

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.