• Click để copy

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024- Ảnh 1.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống các tổ chức tín dụng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, bám sát thực tiễn, tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, góp phần tích cực vào kết quả phát triển kinh tế xã hội của đất nước từ đầu năm đến nay.

Tuy nhiên trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, xung đột quân sự kéo dài ở một số khu vực, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, không đồng đều, thiếu vững chắc; thiên tai, biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia. Ở trong nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3, thiên tai, lũ lụt gây ra ở nhiều địa phương, việc tiếp cận tín dụng còn khó khăn, nợ xấu của ngân hàng tăng.

Để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả điều hành tín dụng năm 2024, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tăng trưởng kinh tế và phấn đấu hoàn thành cao nhất toàn bộ các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024 theo các chủ trương, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:

a) Tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc thay đổi và điều chỉnh chính sách tài chính, tiền tệ của các nền kinh tế lớn để phân tích, có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác; trong đó tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp về điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, điều hành thị trường mở, lượng tiền cung ứng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay… để cung ứng vốn cho nền kinh tế với chi phí hợp lý; đưa tiền ra và hút tiền về nhịp nhàng, đồng bộ, hợp lý, không giật cục và tạo áp lực thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục nhanh hậu quả cơn bão số 3, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.

b) Khẩn trương thực hiện quyết liệt, hiệu quả, kịp thời các giải pháp tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân theo tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, bảo đảm đưa vốn tín dụng vào nền kinh tế thực chất, hiệu quả nhất, tuyệt đối không để ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm, không đúng địa chỉ, tạo cơ chế xin cho, tiêu cực trong việc cấp tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng. Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 ở mức 15%.

c) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả và mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp theo thẩm quyền để giảm mặt bằng lãi suất cho vay của hệ thống các tổ chức tín dụng, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, tạo doanh thu, lợi nhuận và trả nợ vay cho ngân hàng.

d) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng:

- Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo…; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục có chính sách tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp, người dân. Đẩy mạnh cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

- Tiếp tục nỗ lực hơn nữa để giảm mặt bằng lãi suất cho vay thông qua tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số…

- Đẩy mạnh triển khai hiệu quả và bảo đảm công khai, minh bạch các gói tín dụng ưu đãi phù hợp với đặc thù của từng tổ chức tín dụng đối với các lĩnh vực quan trọng góp phần thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, nhất là các gói tín dụng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, gói tín dụng cho lâm sản, thủy sản…; phát huy vai trò, tăng cường trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong việc chia sẻ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

- Tiếp tục chủ động rà soát, tổng hợp khách hàng đang vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng thông qua các biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau cơn bão theo quy định hiện hành, thực hiện xử lý nợ đối với khách hàng bị thiệt hại theo quy định.

đ) Đẩy mạnh, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng, công bố lãi suất của các tổ chức tín dụng, kịp thời xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp vi phạm; có giải pháp hiệu quả kịp thời xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

2. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Công điện này.

3. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.

Tin mới

Kiểm tra, tạm giữ trên 2.000 “Túi mù” không rõ xuất xứ, đăng bán trên TMĐT
Kiểm tra, tạm giữ trên 2.000 “Túi mù” không rõ xuất xứ, đăng bán trên TMĐT

Thời gian gần đây, túi mù hay hộp mù (blind bag, blind box) đang gây sốt trên mạng xã hội Facebook, Zalo, TikTok. Những túi phổ biến hiện nay thường là những con vật đồ chơi bằng nhựa, có hình rất thú vị, đáng yêu và có giá rẻ. Tuy nhiên, các sản phẩm đồ chơi giá rẻ thường được làm từ nhựa tái chế, có chất phthalate, chất làm tăng độ dẻo, độ bền của nhựa có thể tăng nguy cơ dị ứng, dị dạng bộ phận sinh dục nam, dậy thì sớm…Tiếp tục thực hiện Kế hoạch công tác về thương mại điện tử của Cục QLTT tỉnh Hậu Giang, Đội QLTT số 1 tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử. Qua giám sát, Đội đã phát hiện Hộ kinh doanh T.H sử dụng tài khoản Facebook "THÚY HÒA" giới thiệ

Đề xuất bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong xem xét kết quả giám sát
Đề xuất bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong xem xét kết quả giám sát

Sáng 29-11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Ninh Bình: Tạm giữ nhiều điện thoại di động có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu
Ninh Bình: Tạm giữ nhiều điện thoại di động có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu

Đội trưởng Đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định tạm giữ để xác minh, xử lý đối với một Hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Mô kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu với tổng trị giá tang vật vi phạm là hơn 33 triệu đồng.

Tạm giữ 2.000 chai bia Heineken không có hóa đơn, chứng từ
Tạm giữ 2.000 chai bia Heineken không có hóa đơn, chứng từ

Thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã phát hiện, tạm giữ 2.000 chai bia Heineken không có hóa đơn, chứng từ.

Gia Lai: Đội QLTT số 2 xử phạt hơn 500 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
Gia Lai: Đội QLTT số 2 xử phạt hơn 500 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Xăng dầu là một mặt hàng chiến lược, đóng vai trò thiết yếu trong sản xuất, đời sống xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Những biến động trên thị trường xăng dầu có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sống người dân.

Phạt tới 500 triệu đồng nếu can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng
Phạt tới 500 triệu đồng nếu can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng nhằm đảm bảo phù hợp với pháp luật chuyên ngành và tình hình thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.