• Click để copy

Thúc đẩy một môi trường phát triển AI công bằng và cởi mở

Từ ngày 4 đến 6-7, Hội nghị trí tuệ nhân tạo (AI) thế giới 2024 và Hội nghị cấp cao về quản trị AI toàn cầu (WAIC 2024) diễn ra tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.

Sự kiện này được tổ chức nhằm mục đích tạo ra một nền tảng hợp tác và trao đổi, thúc đẩy quản trị AI toàn cầu, qua đó mang đến những cơ hội mới cho các nước trên thế giới.

Theo South China Morning Post, ngày 4-7, trong bài phát biểu khai mạc WAIC 2024, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường kêu gọi phát triển AI một cách toàn diện hơn, đồng thời nhấn mạnh rằng cần phải thu hẹp khoảng cách về AI khi nhiều nền kinh tế đang phát triển đã bị bỏ lại phía sau. Ông Lý Cường cho biết, các quốc gia nên hợp tác cùng nhau để thúc đẩy một môi trường công bằng và cởi mở cho việc phát triển AI để nhiều quốc gia có thể hưởng lợi từ công nghệ này. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cũng cảnh báo về những thách thức phát sinh từ AI; kêu gọi các nước tăng cường hợp tác trong quản lý AI và thúc đẩy thiết lập cơ chế quốc tế với sự đồng thuận rộng rãi.

Ông Lý Cường lưu ý, những rủi ro do AI mang lại là thách thức chung của nhân loại và không quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc. “Điều cấp bách là tất cả các nước phải tiến hành thảo luận chuyên sâu, xây dựng sự đồng thuận, nắm bắt cơ hội và cùng nhau vượt qua thách thức”, ông Lý Cường nhấn mạnh. Thủ tướng Trung Quốc cũng khẳng định, nước này sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước để thúc đẩy AI nhằm phục vụ tốt hơn cho sự phát triển toàn cầu, nâng cao phúc lợi của con người và cùng nhau hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Thúc đẩy một môi trường phát triển AI công bằng và cởi mở
 Người dân đi qua bảng quảng cáo WAIC 2024 tại Thượng Hải (Trung Quốc). Ảnh: Tân Hoa xã 

Với chủ đề “Quản trị AI vì lợi ích và cho tất cả mọi người”, WAIC 2024 đặt mục tiêu thiết lập nền tảng hợp tác và trao đổi quốc tế có tính cởi mở, toàn diện và bình đẳng, thúc đẩy quản trị AI toàn cầu, đồng thời phát triển cơ chế quản trị công khai, công bằng và hiệu quả. Sự kiện quy tụ các quan chức chính phủ và đại diện của các tổ chức quốc tế, các ngành công nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu...

Bắc Kinh đang tìm cách đóng vai trò dẫn đầu trong quản trị AI toàn cầu với những lời kêu gọi tập trung vào việc mang lại tiếng nói lớn hơn cho các nền kinh tế đang phát triển. Vào tháng 10-2023, Trung Quốc đã công bố Sáng kiến quản trị AI toàn cầu, trong đó kêu gọi quyền bình đẳng trong phát triển AI cho tất cả các quốc gia và nỗ lực chung nhằm giải quyết vấn nạn khủng bố lạm dụng công nghệ cùng nhiều vấn đề khác. Ngày 1-7 vừa qua, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết do Trung Quốc đề xuất, trong đó kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo đảm rằng các quốc gia đang phát triển có cơ hội bình đẳng để hưởng lợi từ AI và kêu gọi môi trường kinh doanh “tự do, cởi mở, toàn diện và không phân biệt đối xử” để phát triển AI. Nghị quyết này không mang tính ràng buộc, được đồng bảo trợ bởi hơn 140 quốc gia, trong đó có Mỹ, cũng kêu gọi hợp tác toàn cầu để hỗ trợ các nước đang phát triển đang đối mặt với những thách thức đặc biệt và bảo đảm “họ sẽ không bị bỏ lại phía sau”. Theo Tân Hoa xã, nghị quyết quan trọng này không chỉ nhấn mạnh sự đồng thuận toàn cầu về quản trị AI mà còn nêu bật vai trò then chốt của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế về AI.

Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của AI mang lại lợi ích kinh tế-xã hội to lớn cùng với vô số rủi ro và thách thức đối với các nước trên thế giới. Trong cuộc họp báo ngày 2-7 trước thềm WAIC 2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết, trong bối cảnh này, quản trị AI toàn cầu đã trở thành nhiệm vụ lớn đối với tất cả các quốc gia. Bà Mao Ninh nhấn mạnh: “Trung Quốc ủng hộ các nguyên tắc tham gia rộng rãi và ra quyết định dựa trên sự đồng thuận trong quản trị AI toàn cầu, đồng thời thúc đẩy sự đồng thuận quốc tế dựa trên sự tôn trọng hoàn toàn những khác biệt trong chính sách và thực tiễn của tất cả các quốc gia”. Theo bà Mao Ninh, Bắc Kinh mong muốn được trao đổi đầy đủ những hiểu biết sâu sắc tại WAIC 2024 trên tinh thần tham vấn sâu rộng và đóng góp vì lợi ích chung, nhằm xây dựng sự đồng thuận cũng như thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, an toàn và có trật tự của AI.

LÂM ANH

Bài liên quan

Tin mới

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone

Sáng 4-4, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4.

Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk về Sở Công Thương
Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công Thương.

Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Hà Nội
Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Hà Nội

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại quận Long Biên, qua đó phát hiện khoảng 1.500 điếu cigar cùng thuốc lá ngoại nhập lậu, có dấu hiệu tiêu thụ trái phép.

Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra
Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra

Tại Toạ đàm với chủ đề "Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra" do Báo Tiền phong tổ chức ngày 2/4/2025 đại diện bộ ngành, cơ quan quản lý cho rằng thực trạng buôn lậu thuốc lá nói chung và thuốc lá mới nói riêng vẫn không ngừng gia tăng, mặc dù lệnh cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ Nghị quyết 173/2024/QH15.