Thương mại điện tử đóng vai trò không thể thiếu trong chiến lược phát triển xuất khẩu
Thông tin trên được đưa ra tại “Diễn đàn Thương mại điện tử xuyên biên giới 2024” do Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) phối hợp cùng Amazon Global Selling tổ chức ngày 27/6, tại Hà Nội.
Tại Diễn đàn, Đại diện Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam khẳng định, thương mại điện tử (TMĐT) đóng vai trò không thể thiếu trong chiến lược phát triển xuất khẩu, đặc biệt trong việc tiếp cận thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
Hơn nữa, việc áp dụng các nền tảng TMĐT không chỉ giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường quốc tế nhanh chóng, hiệu quả mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Thương mại điện tử đóng vai trò không thể thiếu trong chiến lược phát triển xuất khẩu |
Theo Kế hoạch phát triển TMĐT Quốc gia giai đoạn 2026-2030, ông Hoàng Ninh, Trưởng phòng Chính phủ số (Cục TMĐT và Kinh tế số) cho biết, mục tiêu của Kế hoạch là đẩy mạnh liên kết vùng, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nhằm tối đa hóa thế mạnh của từng vùng.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã tiến hành nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các khóa đào tạo cả trực tiếp và trực tuyến hoàn toàn miễn phí, do vậy các doanh nghiệp có nhu cầu có thể đăng ký với Cục để tham gia các chương trình đào tạo về thương mại điện tử xuyên biên giới, qua đó giúp doanh nghiệp có cơ hội đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của mình tại thị trường trong nước và quốc tế.
Theo thống kê của Amazon, hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đang xuất khẩu thông qua Amazon, với số lượng doanh nghiệp đạt doanh thu hàng năm trên 1 triệu USD, tăng gần gấp 10 lần. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, việc phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới cũng đặt ra những khó khăn, thách thức, cũng như những vấn đề trong việc thực thi, thực tiễn hay các vấn đề về hành lang pháp lý đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Do vậy, “Diễn đàn Thương mại điện tử xuyên biên giới 2024” là cơ hội để trao đổi, đề xuất cập nhật các thông tin và chia sẻ những quan điểm, kinh nghiệm để có thể giúp cho lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển bền vững, ổn định và thông qua đó giúp doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh, tiếp cận tốt hơn với thị trường nước ngoài.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến 2030 đặt ra một số mục tiêu như: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa từ 6-7%/năm và tăng trưởng nhập khẩu từ 5-6%/năm; cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý.
Về mặt thị trường, chiến lược cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu thị trường châu Âu đạt 17% kim ngạch xuất khẩu, còn châu Á đạt 50%, châu Mỹ đạt 32-22%...
Song song đó, vẫn duy trì những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế như: dệt may, da giày, tuy nhiên trong những mặt hàng đó phải thúc đẩy gia tăng giá trị.
Trao đổi thêm về nội dung này, ông Trần Thanh Hải cho rằng, việc mở rộng thị trường không chỉ bằng các phương tiện truyền thống như: tham dự hội chợ, triển lãm, kết nối giao thương mà có thể phát triển thị trường thông qua nền tảng trực tuyến và các nền tảng số, bên cạnh đó, là phát triển logistics hỗ trợ cho xuất nhập khẩu.
Vì vậy, ông Trần Thanh Hải khẳng định: “Thương mại điện tử sẽ là “từ khóa” xuyên suốt trong giai đoạn tới”.
Liên quan đến phát triển nguồn nhân lực TMĐT xuyên biên giới, ông Trịnh Khắc Toàn, Giám đốc khu vực miền Bắc của Amazon Global Selling thông tin, doanh nghiệp này đang phối hợp với Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đào tạo khoảng 10.000 nhân lực cho các doanh nghiệp về TMĐT xuyên biên giới trong vòng 5 năm nhằm nâng cao kỹ năng bán hàng, đồng thời Amazon cung cấp các giải pháp để doanh nghiệp có thể đăng ký và bảo hộ được thương hiệu cũng như có những công cụ giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu ngay trên nền tảng này.
“Kinh nghiệm từ những thương hiệu lớn cho thấy cần bán những sản phẩm mà khách hàng cần, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa để đạt được tiêu chuẩn của thị trường cũng như tập trung xây dựng thương hiệu ngay từ đầu để tiến tới một nền tảng kinh doanh lâu dài," ông Phạm Khắc Toàn khuyến nghị thêm.
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.