• Click để copy

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đạt mức kỷ lục

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2022, tổng giá trị thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 15,05 tỷ USD tăng 13,6% so với năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 7,96 tỷ USD, tăng 26,8% so với 6,28 tỷ USD năm 2021. Điện thoại các loại và linh kiện có giá trị cao nhất với 1,52 tỷ USD, tăng 18,4% so với 1,29 tỷ USD trong năm 2021; tiếp theo là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,03 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Trong các mặt hàng xuất khẩu sang Ấn Độ, cà phê là mặt hàng có giá trị tăng cao nhất so với năm 2021, tăng 164,7% từ 21,69 triệu USD năm 2021 lên 57,40 triệu USD năm 2022, tiếp theo là sắt thép các loại, tăng 96,8% từ 113,46 triệu USD năm 2021 lên 171,10 triệu USD năm 2022; mặt hàng giày dép các loại, tăng 96,8% từ 113,46 triệu USD lên 223,35 triệu USD năm 2022. 

Mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm nhiều nhất là thức ăn gia súc và nguyên liệu, giảm 76,5% từ 98,18 triệu USD xuống còn 23,04 triệu USD, tiếp theo là than đá giảm 46,4% từ 14,31 triệu USD trong năm 2021 xuống còn 7,68 triệu USD trong năm 2022.

Xét về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, điện thoại các loại và linh kiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong năm 2022 đạt gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ tương đương 1,522 triệu USD; tiếp theo là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,034 triệu USD chiếm 13% tỷ trọng; và máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 804 triệu USD chiếm 10,10% tổng giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ.

Tổng giá trị nhập khẩu từ Ấn Độ trong năm 2022 đạt giá trị 7,09 tỷ USD tăng 1,8% so với 6,96 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu sắt thép các loại đạt giá trị cao nhất đạt 774,68 triệu USD, tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu đã giảm mạnh so với năm 2021, giảm 44,6% so với 1,4 tỷ USD cùng kỳ năm trước; nhập khẩu máy móc thiết bị, công cụ, phụ tùng khác đứng thứ hai đạt 549,31 triệu USD, tăng 28,3% so với 428 triệu USD năm 2021; nhập khẩu kim loại thường khác đạt 515 triệu USD tăng 26,3% so với 428 triệu USD trong năm 2021. 

Nhập khẩu lúa mì tăng trưởng mạnh hơn 1700% đạt 27,21 triệu USD so với 1,46 triệu USD năm 2021, lên  trong năm 2022; nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại tăng 181,1% đạt 35 triệu USD năm 2022 so với 12,46 triệu USD trong năm 2021; nhập khẩu hàng rau quả tăng 80% đạt 53,45 triệu USD so với 29,72 triệu USD cùng kỳ năm trước.

Xét về cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu, mặt hàng chiếm tỷ lệ cao nhất trong năm 2022 là sắt thép các loại, chiếm 11% tổng kim ngạch nhập khẩu; tiếp theo ngành hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 7,75% tỷ trọng; tiếp đến mặt hàng kim loại thường chiếm 7,3%.

Nhập khẩu máy tính, sản phẩm điện từ và linh kiện giảm mạnh, tổng giá trị nhập khẩu trong năm 2022 chỉ đạt 37,3 triệu USD, giảm 53,3% so với 79,9 triệu USD năm 2021; nhập khẩu giấy các loại giảm 50,4%; nhập khẩu sắt thép các loại giảm 44,6%.

Minh Anh (t/h

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.