Thương mại và đầu tư xanh hơn để ứng phó với biến đổi khí hậu
Theo một báo cáo mới công bố của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): Thương mại và đầu tư xanh hơn là rất quan trọng để ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Á và Thái Bình Dương, và sẽ đòi hỏi các chính phủ trong khu vực phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa.
Dù thương mại và đầu tư là động lực cho sự tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng ở châu Á trong những thập niên gần đây, nó cũng dẫn tới sự gia tăng lớn lượng khí thải các-bon đi-ô-xít trong khu vực này - nơi dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu hơn bất kỳ khu vực nào khác. Để đảo ngược xu hướng này, sẽ đòi hỏi phải có những biện pháp như thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ môi trường, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp xanh, phát triển các cơ chế định giá các-bon, và tăng cường hợp tác khu vực thông qua các thỏa thuận thương mại và đầu tư, theo nhận định trong Báo cáo Hội nhập Kinh tế châu Á (AEIR) 2023, được ADB công bố hôm nay.
Ảnh minh họa.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, chia sẻ: “Tăng trưởng kinh tế ấn tượng của châu Á và Thái Bình Dương đã giúp hàng triệu người thoát cảnh nghèo khổ, nhưng điều này phải trả giá bằng môi trường. Khu vực này hiện đang ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu, có thể làm trật hướng tiến trình phát triển. Thương mại và đầu tư vẫn là một trong những động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng và giảm nghèo, nhưng các chính phủ trong khu vực cần tăng cường hợp tác để làm cho thương mại và đầu tư trở nên ‘xanh’ hơn”.
Từ năm 1995 tới năm 2019, lượng phát thải các-bon đi-ô-xít liên quan tới sản xuất của châu Á đã tăng gần gấp ba lần, chủ yếu phản ánh tốc độ tăng trưởng và công nghiệp hóa chưa từng có của khu vực để đáp ứng nhu cầu - cả bên trong khu vực và các thị trường xuất khẩu. Châu Á và Thái Bình Dương hiện đang ấm lên nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Gần 40% thiên tai của thế giới diễn ra trong khu vực này, và hơn 70% số người bị ảnh hưởng bởi thiên tai sống tại châu Á và Thái Bình Dương. Ảnh hưởng của thiên tai là nặng nề hơn đối với phụ nữ và các nhóm dân cư dễ bị tổn thương.
Theo báo cáo được công bố hôm nay, các chính phủ trong khu vực có thể làm cho thương mại và đầu tư trở nên bền vững hơn và xanh hơn bằng cách: Thúc đẩy thương mại hàng hóa môi trường, ví dụ như các tấm pin năng lượng mặt trời, và dịch vụ môi trường; Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp xanh thông qua quy định pháp lý, chính sách khuyến khích, các tiêu chuẩn và hệ thống chứng nhận; Tăng cường hợp tác pháp lý quốc tế để khiến các cam kết và hành động khí hậu trở nên minh bạch, vững chắc, được áp dụng chung và có tính hợp tác; Xây dựng các cơ chế định giá các-bon ở cấp độ quốc gia và xuyên quốc gia, thông qua những mối liên kết và liên minh khu vực.
AEIR xem xét tiến bộ của châu Á và Thái Bình Dương trong hợp tác và hội nhập khu vực, tình hình thương mại, đầu tư xuyên biên giới, hội nhập tài chính, và di chuyển của thể nhân. Theo báo cáo năm 2023, hội nhập khu vực đang tiến triển đều đặn và vẫn duy trì ổn định trong năm 2020 bất chấp đại dịch Covid-19. Trong khi đó, tăng trưởng thương mại chậm lại trong năm 2022 sau khi hồi phục mạnh mẽ vào năm 2021.
Minh Anh
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.