Tiềm năng cho nông sản Việt vào thị trường EU và Bắc Âu là rất lớn
Liên minh Châu Âu - EU nhập khẩu nông sản khoảng 160 tỷ USD/năm. Hiện nay, nông sản Việt mới chỉ chiếm 4-5% trong tổng số 160 tỷ USD. Việt Nam đang thiếu thương hiệu lớn, sản phẩm tốt vào EU. Vậy, chinh phục thị trường EU thì doanh nghiệp nông sản Việt cần phải làm những gì?
Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Tham tán Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển chia sẻ thông tin về thị trường Bắc Âu: Khu vực Bắc Âu gồm 05 nước: Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và Iceland. Đây là những nước nhỏ nhưng có nền kinh tế mở và hiện đại. Dân số tuy ít nhưng có mức thu nhập cao.
Ảnh tạp chí Tài chính.
Trong khối EU, các doanh nghiệp Việt mới chỉ tập trung khai thác tại thị trường Tây Âu truyền thống và còn “bỏ ngỏ” tiềm năng thị trường Bắc Âu khá lớn. Các nước Bắc Âu luôn đi đầu trong vấn đề bảo vệ môi trường, do vậy những vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu dùng xanh và xu hướng chuyển sang sản xuất bền vững đang là chủ đề nóng tại khu vực Bắc Âu. Qua đó, ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người dân.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy cho biết, người dân Bắc Âu ngày càng có xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ với các phương pháp sản xuất bền vững, ít tác động đến môi trường, giảm tiêu thụ thịt, tăng tiêu thụ thủy sản và các thực phẩm thay thế thịt. Bởi vậy, các sản phẩm thực phẩm có hàm lượng protein cao, có thể thay thế thịt rất dễ dàng được đón nhận.
“Nếu muốn chinh phục thị trường Bắc Âu, các doanh nghiệp cần lưu ý đến vấn đề bảo vệ môi trường, kinh tế tuần hoàn, sản xuất bền vững, trách nhiệm xã hội, thương mại công bằng. Đối với thực phẩm, doanh nghiệp nên hướng đến sản phẩm có lợi cho sức khỏe, an toàn, hữu cơ, sản phẩm mới lạ, đặc sản vùng miền và tiện lợi’, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy trao đổi kinh nghiệm.
Theo bà Lê Thị Hoài Thương, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hồ tiêu Việt, doanh nghiệp đã sản xuất được hạt tiêu hữu cơ đạt chuẩn EU. Tháng Tám vừa qua, doanh nghiệp đã tham dự hội chợ tại Hà Lan, đã giao tiếp với nhiều doanh nghiệp tại nước này. Doanh nghiệp nhận thấy thị trường Bắc Âu nói riêng và EU nói chung, tiêu chuẩn ngày càng khắt khe.
Người tiêu dùng EU chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Ảnh vneconomy.vn.
Doanh nghiệp rất cần tư vấn về kỹ thuật, nâng cao năng suất nhà máy. Cùng với đó, giải pháp rất cần thiết hiện nay là có nhiều hội chợ quốc tế để kết nối bên mua – bên bán. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp đến đích nhanh hơn, tiết kiệm chi phí.
"Thị trường Bắc Âu ở xa, sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, làm giảm sức cạnh tranh. Tiêu chuẩn khắt khe đến mức không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được. Tuy nhiên, với thị trường hồ tiêu trị giá 4 triệu USD thì cũng là điều đáng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia. Rất mong Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển hỗ trợ thông tin", bà Lê Thị Hoài Thương kiến nghị.
Là doanh nghiệp tại Hà Lan, ông Như Nguyễn, Giám đốc Công ty VIEC chia sẻ, muốn đưa các sản phẩm vào thị trường Hà Lan, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược dài hạn, thực hiện nhiều bước để quảng bá thương hiệu nông sản để người tiêu dùng hiểu được giá trị của nông sản đó.
Bên cạnh việc đáp ứng được những tiêu chuẩn, quy chuẩn, các doanh nghiệp cần tạo dựng niềm tin với khách hàng, nắm bắt được văn hóa tiêu dùng, văn hóa trong kinh doanh, xuất nhập khẩu của các đối tác tại Hà Lan.
“Trong ngắn hạn, doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung vào các mặt hàng giá trị cao cũng như giữ vững thương hiệu. Dài hạn, doanh nghiệp cần có sự phối hợp với các đối tác hiểu được thị trường Hà Lan”, ông Như Nguyễn lưu ý.
Nông sản Việt Nam vào thị trường EU chỉ từ 4 - 5% trong tổng số 160 tỷ USD nhập khẩu của thị trường này. Đặc biệt là các quy định khắt khe của EU về nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Việt Nam đang thiếu thương hiệu lớn, sản phẩm tốt vào EU; chưa có sự xuất hiện thường xuyên, định kỳ của doanh nghiệp Việt để nắm bắt thị trường, các biến động về chính sách, hàng rào kỹ thuật.
Nguyễn Vân Quỳnh (t/h)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.