• Click để copy

Tiền Giang chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023

UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch là giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm; khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; tiếp tục kiểm soát hiệu quả tình hình dịch Covid-19, tăng tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, hạn chế thấp nhất số ca tử vong; khống chế không để dịch bùng phát lây lan rộng trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế, các sở, ngành tỉnh và UBND các cấp tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm theo quy định của Bộ Y tế. Về công tác chỉ đạo, điều hành, tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể; thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ", đặc biệt là chỉ huy, điều phối, phối hợp tại chỗ để đáp ứng có hiệu quả với các tình huống dịch bệnh theo kịch bản phòng, chống dịch.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và hình thành thói quen cho cộng đồng; đa dạng hóa các hình thức truyền thông; thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh cũng như các hoạt động phòng, chống dịch của tỉnh để Nhân dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng dịch bệnh nhưng không hoang mang, lo lắng.

Đồng thời, tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống giám sát; thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh ở các nước trên thế giới, trong khu vực và các tỉnh, thành trong nước; tổ chức đồng bộ hệ thống giám sát từ tuyến tỉnh tới tuyến cơ sở, đa dạng loại hình giám sát.

Tăng cường năng lực theo dõi, quản lý, điều trị tại các tuyến; nâng cao năng lực theo dõi, quản lý điều trị tại tuyến cơ sở để giảm tỷ lệ bệnh nhân nặng và nâng cao năng lực cấp cứu, điều trị, hồi sức tuyến tỉnh để giảm tỷ lệ tử vong.

Tổ chức các đội cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu bệnh nhân mắc bệnh dịch tại cộng đồng cũng như tăng cường nhân lực hỗ trợ tuyến dưới khi có yêu cầu.

Tiếp tục nâng cao năng lực xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cho các cơ sở y tế tại các tuyến, đặc biệt là công tác xét nghiệm đối với những dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh mới nổi.

Giao các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn; các trường học, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công trường xây dựng đóng trên địa bàn tỉnh duy trì hoạt động tổng vệ sinh môi trường hàng tuần để chủ động phòng chống, dịch bệnh, trong đó có bệnh Sốt xuất huyết Dengue (SXHD); tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại đối với các dịch bệnh truyền nhiễm theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Đảm bảo phòng, chống các dịch bệnh lây truyền qua đường thực phẩm và thực hiện tốt công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi trong các cơ sở giáo dục; có kế hoạch, lộ trình cụ thể để sẵn sàng đưa thêm một số loại vắc xin vào triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh.

Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc cho công tác phòng, chống dịch.

Ngoài ra, giao Sở Y tế, UBND các cấp có kế hoạch định kỳ kiểm tra công tác phòng, chống dịch (cấp tỉnh kiểm tra việc thực hiện của cấp huyện ít nhất 02 lần/năm; hàng quý, cấp huyện tổ chức kiểm tra việc thực hiện của cấp xã; hàng tháng, các xã, phường, thị trấn tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch trên địa bàn).

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Người bệnh đang điều trị trước ngày 21-7-2025 vẫn được sử dụng bệnh án giấy
Người bệnh đang điều trị trước ngày 21-7-2025 vẫn được sử dụng bệnh án giấy

Ngày 6-6-2025, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 13/2025/TT-BYT hướng dẫn triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21-7-2025.

6 khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống bệnh liên cầu lợn ở người
6 khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống bệnh liên cầu lợn ở người

Ngày 17-7, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, bệnh liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn liên cầu lợn lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn mắc bệnh.

Kích hoạt quy trình báo động đỏ cấp cứu 2 bệnh nhi trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn tại Dương Nội
Kích hoạt quy trình báo động đỏ cấp cứu 2 bệnh nhi trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn tại Dương Nội

Chiều 17-7, bác sĩ Đỗ Thị Thúy Nga, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội thông tin về việc tiếp nhận và cấp cứu hai bệnh nhi bị thương trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn tại Dương Nội, Hà Nội.

Thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa các vùng miền
Thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa các vùng miền

Y tế từ xa được xem là giải pháp đột phá để đạt mục tiêu công bằng, hiệu quả, phát triển, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Mô hình khám, chữa bệnh từ xa đã chứng minh tính ưu việt, giúp rút ngắn khoảng cách giữa các tuyến, hỗ trợ kịp thời cho các địa phương khó khăn những năm qua.

Công trình y tế Tổng Bí thư Tô Lâm tặng vùng cao Quản Bạ đã sẵn sàng bàn giao để đưa vào vận hành
Công trình y tế Tổng Bí thư Tô Lâm tặng vùng cao Quản Bạ đã sẵn sàng bàn giao để đưa vào vận hành

Khắc phục những khó khăn trong công tác thi công, công trình xây dựng Khoa khám bệnh và điều trị, Bệnh viện Đa khoa khu vực Quản Bạ (Tuyên Quang) do Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng địa phương đã được Tập đoàn Đèo Cả hoàn thành đáp ứng tiến độ, chất lượng và an toàn, sẵn sàng bàn giao để đưa vào vận hành.

Xét xử cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh
Xét xử cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh

Ngày 17-7, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Võ Văn Chánh (sinh năm 1963, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" theo quy định tại khoản 3, Điều 229, Bộ luật Hình sự.