• Click để copy

Tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của dân tộc Tày qua Lễ hội Lồng tồng

Cùng với cây đàn tính, những bài then, những làn điệu Shi, lượn, người Tày còn lưu giữ được nhiều nét sinh hoạt văn hoá thể hiện khát vọng trong tín ngưỡng về nông nghiệp, tiêu biểu là Lễ hội Lồng tồng, một trong những lễ hội độc đáo diễn ra vào tháng Giêng, ngay sau Tết Nguyên đán.

Lồng tồng (còn là lồng tông theo tiếng Tày, Nùng, hay lồng tộng theo tiếng Dao; Lùng tùng, theo tiếng Nùng), có nghĩa là "xuống đồng". Cũng như người Việt, từ xa xưa, đồng bào miền núi phía Bắc, nhất là các dân tộc Tày, Nùng đã sinh sống gắn bó với thiên nhiên, với bản làng, núi đồi, ruộng đồng và nương rẫy nên các phong tục, tập quán của họ luôn mang đậm nét văn hóa truyền thống. Lễ hội Lồng tồng được người dân nơi đây coi là lễ hội quan trọng bậc nhất, gắn liền với nông nghiệp trồng trọt, được tổ chức hàng năm nhằm gửi gắm những mong ước của con người.

Trước ngày tổ chức lễ hội Lồng tồng, các bản Tày chuẩn bị các công việc cho ngày hội như chuẩn bị lễ cúng thần linh bao gồm gà, xôi màu, hoa quả, tiền vàng, trầu cau, bánh... và chọn thửa ruộng gần trung tâm, ở nơi bằng phẳng thuận tiện cho tổ chức nghi thức xuống đồng, tổ chức hội thi cấy. Các bản cũng chọn chiếc cày đẹp, chắc khỏe, dán giấy màu, chọn con trâu tốt để thực hiện những đường cày đầu tiên của năm mới.

Lễ hội Lồng tồng tại ATK Định Hoá - Thái Nguyên năm 2019 (Ảnh: IT)Lễ hội Lồng tồng tại ATK Định Hoá - Thái Nguyên năm 2019 (Ảnh: IT)

Như nhiều lễ hội của các dân tộc khác, Lồng tồng có hai phần gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ chủ yếu là cúng tế trời đất và thần linh với mục đích tạ ơn thần linh làm cho mùa màng bội thu. Mâm lễ được đặt trang trọng trên bàn giữa khu đất bằng ngay trên bờ ruộng, nơi có sân khấu lễ hội. Các nghi lễ được các bậc cao niên trong bản tiến hành như rước nước, cúng thần bản, thần suối, thần núi, cúng cây còn... Với mong muốn thần linh sẽ ban cho con người, cho dân bản nguồn nước để tưới cho những cánh đồng, ban cho mưa thuận gió hòa để mùa màng được bội thu, cho con người sức khỏe để cày cấy. Tất cả những khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sinh sôi nảy nở, mọi điều an lành đều được người dân gửi gắm vào mỗi mâm Tồng (mâm lễ) của mình dâng lên các vị thần.

Sau phần lễ, phần hội được tổ chức ngay sau đó. Muốn tổ chức phần hội, người làm lễ phải xin phép Thành hoàng làng bằng cách dâng lễ tại chân cột còn, sau khi chủ nhang làm lễ và tiến hành tung quả còn ba lần thì dân làng bắt đầu vào hội.

Mở đầu phần hội là nghi thức đi đường cày đầu tiên của năm mới. Người nông dân đại diện sẽ thắng trâu vào cày và bắt đầu cày thửa ruộng được dân bản chọn. Mọi người đứng xung quanh trên bờ cổ vũ, khích lệ. Sau khi cày xong, nước được đưa về ruộng là nghi thức cấy những cây mạ đầu tiên của năm.

Phần hội có các trò chơi dân gian truyền thống. Người Tày thường chọn bãi cỏ bằng phẳng, rộng lớn có vị trí trung tâm thuận lợi cho việc đi laị, vui chơi của dân bản và các vùng lân cận. Những nơi có đình và có truyền thống tổ chức thì lễ hội diễn ra trên sân đình và lễ hội thường được tổ chức ở cấp xã, cấp huyên có sự tham gia của chính quyền địa phương và Phòng Văn hóa - Thể thao huyện, cán bộ văn hóa xã như: vùng Sơn Dương, Tuyên Quang (đình Tân Trào, đình Hồng Thái); vùng ATK Định hóa, Thái Nguyên ở Khu Di tích Tưởng niệm Bác Hồ; vùng Ba Bể, Bắc Kạn ở cánh đồng Pó Lù xã Nam Mẫu…

Trong các trò vui chơi của người Tày, trò hát then, Sli, lượn thu hút nhiều khách thập phương hơn cả. Các trò này được kéo dài từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc lễ hội, được đưa vào nhà và khắp thôn bản đều hát; nội dung hát chủ yếu là hát giao duyên, hát chúc tụng, hát mừng xuân mới, đặc biệt các đôi trai gái thanh niên tìm hiểu nhau sau này trở thành vợ chồng.

Sau 3 năm tạm dừng tổ chức vì dịch Covid-19, xuân Quý Mão 2023, tỉnh Bắc Kạn sẽ khôi phục tổ chức Lễ hội Lồng tồng Ba Bể, một trong những Lễ hội Lồng tồng lớn ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Năm nay, lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 9 đến 11 tháng Giêng, có nhiều điểm mới để hấp dẫn du khách trong và ngoài nước trong dịp đầu xuân năm mới. Ngoài Bắc Kạn, các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên… là những địa phương nhiều năm tổ chức Lễ hội Lồng tồng với quy mô ngày càng mở rộng, được du khách các vùng lân cận, du khách quốc tế đến tham quan, tìm hiểu. Du khách trong và ngoài nước cảm thấy hào hứng khi tận mắt chứng kiến Lễ hội chứa đựng những giá trị văn hóa rất nhân văn, độc đáo của dân tộc Tày trong những ngày đầu Xuân.

Lễ hội Lồng tồng là dịp để người dân hội tụ giao lưu văn hoá, tình cảm, tăng thêm sự hiểu biết, đoàn kết dân tộc. Lễ hội là sự kết hợp độc đáo giữa văn hoá truyền thống với văn hoá đương đại, tạo nên đời sống văn hoá tinh thần vui tươi, lành mạnh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, từ đó, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Anh Thư

Tin mới

Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.