Tọa đàm “Giữ gìn, phát huy giá trị danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ trong sự nghiệp xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc”
Sáng nay (8-10), tại Trung đoàn 98, Sư đoàn 316, Quân khu 2, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Sư đoàn 316 tổ chức tọa đàm “Giữ gìn, phát huy giá trị danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ trong sự nghiệp xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc”.
Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 / 22-12-2024).
Tới dự tọa đàm có các đồng chí: Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân; Đại tá Đào Ngọc Phương, Phó chủ nhiệm Chính trị Quân khu 2; Đại tá Nguyễn Trung Đắc, Chính ủy Sư đoàn 316; Đại tá Lê Ngọc Long, Phó tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân; Nguyễn Đức Lương, Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Đoan Hùng (Phú Thọ).
Tham dự tọa đàm còn có lãnh đạo, chỉ huy các phòng, ban Báo Quân đội nhân dân; đại biểu Cục Chính trị, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; đại biểu Ban Chỉ huy quân sự huyện Đoan Hùng; đại biểu Huyện đoàn Đoan Hùng; đại biểu chỉ huy các cơ quan, đơn vị cùng hơn 200 cán bộ, chiến sĩ đại diện cho toàn thể cán bộ chiến sĩ toàn Sư đoàn.
Đồng chí Đại tá Lê Ngọc Long và Đại tá Nguyễn Trung Đắc đồng chủ trì tọa đàm.
Trước khi diễn ra tọa đàm, lãnh đạo Báo Quân đội nhân dân đã trao quà lưu niệm tặng Sư đoàn 316 và Trung đoàn 98; nhận món quà lưu niệm của Sư đoàn 316.
Lãnh đạo Báo Quân đội nhân dân trao quà lưu niệm tặng Sư đoàn 316 và Trung đoàn 98. |
Quang cảnh tọa đàm. |
Đại tá Lê Ngọc Long, Phó tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân phát biểu tại tọa đàm. |
Đại tá Nguyễn Trung Đắc, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Sư đoàn 316 phát biểu tại tọa đàm. |
Phát biểu báo cáo đề dẫn, Đại tá Nguyễn Trung Đắc, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Sư đoàn 316 nhấn mạnh, Bộ đội Cụ Hồ là tên gọi thân thương, trìu mến mà nhân dân đã trao tặng cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Bộ đội Cụ Hồ đã hội tụ những phẩm chất đạo đức, văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam thời đại mới. Vì vậy, hoàn toàn có cơ sở khách quan để khẳng định danh xưng-danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ là một nét văn hóa quân sự đặc trưng, tiêu biểu đã góp phần làm giàu những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam trong 8 thập kỷ qua, xứng đáng được đề nghị là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân và các đại biểu xem ấn phẩm "Ký ức làng Nủ" |
Hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2024) và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 / 22-12-2024), từ đầu tháng 7-2024 đến nay, Báo Quân đội nhân dân đã mở chuyên mục Diễn đàn “Danh Bộ đội Cụ Hồ-Xứng đáng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”. Diễn đàn đã thu hút, đăng tải hàng chục bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học, tướng lĩnh, văn nghệ sĩ uy tín về nguồn gốc ra đời, ý nghĩa, giá trị của danh xưng, danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ, qua đó góp phần giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, phong phú hơn về những truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam và những đặc trưng tiêu biểu nổi bật của phẩm chất, nhân cách Bộ đội Cụ Hồ. Các bài viết trong diễn đàn không chỉ có có giá trị về lý luận, khoa học, mà còn là những nội dung giáo dục lịch sử truyền thống rất thiết thực, bổ ích.
Để góp phần làm sâu sắc thêm danh xưng, danh hiệu cao quý Bộ đội Cụ Hồ, trong khuôn khổ buổi Tọa đàm, Đại tá Nguyễn Trung Đắc đề nghị cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 316 cùng các đại biểu tập trung làm rõ 3 vấn đề trọng tâm:
Một là: Làm rõ thêm những phẩm chất đặc trưng cơ bản làm nên giá trị Bộ đội Cụ Hồ; ý nghĩa của danh xưng, danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ đối với việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất của người quân nhân cách mạng và đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Hai là: Trên cơ sở những giá trị của danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ, làm rõ những tác động tích cực của giá trị này đối với việc giữ gìn, phát huy truyền thống, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ ở Sư đoàn 316 thông qua những câu chuyện, việc làm cụ thể ở đơn vị; những biện pháp từ cấp sư đoàn đến cấp phân đội nhằm góp phần giữ vững, phát huy giá trị danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ; đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 316 hội tụ những phẩm chất tiêu biểu của Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới…
Ba là: Từ những giá trị tích cực của danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ, có thể đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận danh hiệu cao quý này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được không?
Trình bày ý kiến về cụm vấn đề 1, Đại úy Đỗ Khắc Trình, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 bày tỏ, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người trực tiếp sáng lập, tổ chức, giáo dục và rèn luyện Quân đội ta, luôn quan tâm, chăm lo xây dựng Quân đội trở thành lực lượng tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Tổ quốc và nhân dân.
Chính sự gắn bó khăng khít, máu thịt ấy đã tạo tiền đề cho sự ra đời của danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”. Điều đó đã được chứng minh ngay từ trong tên gọi. Chẳng ngẫu nhiên mà có, tự nhiên mà thành, danh hiệu cao quý ấy có sự kế thừa, tiếp nối và phát triển cùng những thăng trầm của lịch sử dân tộc, lịch sử quân sự Việt Nam. Lật lại những trang sử oanh liệt và hào hùng của dân tộc, hình tượng người lính gắn với nhiều tên gọi khác nhau, từ anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân, lính Cụ Hồ, bộ đội Ông Ké, cho đến danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”.
Đặc trưng của phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ không thể có ngay từ đầu mà phải trải qua một quá trình lâu dài, trường kỳ gian khổ, muôn vàn thử thách, trải dài xuyên suốt lịch sử 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta. Việc phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ là niềm khát khao, mong mỏi, tình cảm, trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân.
Đại úy Đỗ Khắc Trình, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 phát biểu tại tọa đàm |
Đơn vị chúng tôi trong quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ, đã cụ thể hóa 5 đặc trưng cơ bản đó vào hoạt động thực tiễn của đơn vị, cũng như gắn với chức trách, nhiệm vụ của mỗi đồng chí cán bộ, đảng viên, từ chỉ huy Trung đoàn đến từng chiến sĩ tại đơn vị.
Chúng tôi đều nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ phải có lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân, kiên định lập trường tư tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh. Có tư duy đổi mới, sáng tạo, thực hiện theo đúng tinh thần “7 dám” mà cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề ra. Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị luôn thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong thực hiện các nhiệm vụ.
Thực tế tại Trung đoàn 98 chúng tôi, mối quan hệ với nhân dân được thể hiện thường xuyên qua các hoạt động kết nghĩa với địa phương nơi đơn vị đóng quân. Tổ chức các hoạt động thiện nguyện thường niên, giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng, tổ chức các chương trình ý nghĩa như “Chắp cánh ước mơ đưa em tới trường”, giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường. Gần đây, có một hoạt động vô cùng tiêu biểu, đầy ý nghĩa, đó là Trung đoàn trực tiếp cử gần 300 cán bộ, chiến sĩ tham gia tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả mưa, bão ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Bất chấp điều kiện thời tiết bất lợi, đối mặt với muôn vàn nguy hiểm, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đã khắc phục khó khăn, không ngại xả thân, sẵn sàng hy sinh, ngày đêm không ngừng nghỉ tổ chức thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, phát huy phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ, được nhân dân địa phương ghi nhận, yêu mến.
Không chỉ vậy, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ còn được thể hiện trong các hoạt động thường xuyên ở đơn vị, như thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, trong thực hiện các nhiệm vụ diễn tập, nhiệm vụ đột xuất. Cán bộ, chiến sĩ đơn vị phát huy truyền thống của Quân đội anh hùng, tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, nỗ lực lan tỏa phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, góp phần xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
BÁO QĐND ĐIỆN TỬ TIẾP TỤC CẬP NHẬT
Tin mới
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Sáng 12-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân
Chiều 12-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng
Không có sóng di động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đại biểu quan tâm tới các giải pháp xóa vùng lõm sóng viễn thông.
Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)
Sáng 12-11, tại Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào). Đại tá Nguyễn Thế Vinh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Thiếu tướng Xokxay Phimmala, Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào) đồng chủ trì hội nghị.
Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng
Đội QLTT số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa tổ chức giám sát việc tiêu huỷ 97 đôi giầy thể thao giả mạo nhãn hiệu “Adidas và hình” là tang vật trong vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.