• Click để copy

Tổng thống Nga phê duyệt dự án xây dựng Trạm quỹ đạo riêng

Ngày 12-4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê duyệt dự án xây dựng Trạm quỹ đạo của riêng nước này.

Tổng giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) Yuri Borisov cho biết, Tổng thống Vladimir Putin đã chấp thuận tất cả đề xuất của Roscosmos về việc xây dựng Trạm quỹ đạo của Nga, đồng thời chỉ thị cơ quan chức năng nước này sẵn sàng chuyển sang sản xuất hàng loạt vệ tinh. Quyết định này nhằm củng cố nền tảng cơ sở của Nga phục vụ kế hoạch không gian tương lai của nước này.

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) được các thành viên phi hành đoàn Expedition 56 chụp ảnh từ tàu vũ trụ Soyuz vào ngày 4-10-2018. Ảnh: NASA / Roscosmos. 

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) được các thành viên phi hành đoàn Expedition 56 chụp ảnh từ tàu vũ trụ Soyuz vào ngày 4-10-2018. Ảnh: NASA / Roscosmos. 

Tháng 4-2021, Nga công bố ý tưởng xây dựng Trạm quỹ đạo của riêng mình. Hiện nước này đang trong quá trình thiết kế sơ bộ trạm này. Tiếp đó, tháng 10-2022, Phó thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Công thương Liên bang Nga Denis Manturov thông báo đã tính toán được chi phí sơ bộ để xây dựng trạm quỹ đạo như vậy.

Cùng ngày, phát biểu tại sự kiện nhân Ngày Du hành vũ trụ tại Điện Kremlin, Tổng thống Putin đã chỉ thị tăng cường sản xuất vệ tinh nội địa cho nhiều mục đích khác nhau, theo đó cần tập trung sử dụng không gian gần Trái Đất. Tổng thống Putin cho biết Nga có những giải pháp độc đáo trong lĩnh vực quốc phòng, vũ trụ, ngành công nghiệp tên lửa của Nga đang phát huy những tiềm năng. Điều này đã được chứng minh qua thực tế 100 lần phóng tên lửa liên tiếp của Nga gần đây không xảy ra tai nạn.

Giám đốc điều hành Roscosmos, ông Yuri Borisov, từng thông báo Nga cần mở rộng nhóm vệ tinh bay trên quỹ đạo của mình lên 1.000 vệ tinh vào năm 2030. Để làm được điều này, Nga cần sản xuất 200-250 vệ tinh mỗi năm.

Cũng trong ngày 12-4, ông Borisov đã công bố quyết định gia hạn sứ mệnh của nước này trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Theo đó, sứ mệnh của Nga trên trạm vũ trụ này sẽ kéo dài đến năm 2028, thay vì năm 2024 như thông báo hồi tháng 7-2022.

ISS, bắt đầu được xây dựng năm 1998, là tổ hợp phức tạp nhất của con người nhằm nghiên cứu không gian và là biểu tượng hợp tác giữa các cường quốc khoa học. Việc xây dựng ISS được diễn ra vào thời điểm Mỹ và Nga tăng cường hợp tác sau cuộc chạy đua không gian trong Chiến tranh Lạnh. Các đối tác của ISS, gồm Mỹ, Nga, châu Âu, Canada và Nhật Bản, hiện chỉ cam kết vận hành ISS đến năm 2024, mặc dù các quan chức Mỹ tuyên bố muốn tiếp tục đến năm 2030.

TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.