TP Hồ Chí Minh hội nhập và phát triển: Khơi thông nguồn lực phát triển từ quy hoạch
TP Hồ Chí Minh đang tập trung tạo sự bứt phá về quy hoạch đô thị bằng cách tháo gỡ các điểm nghẽn về quy hoạch đô thị, hướng đến phát triển đô thị theo mô hình đa trung tâm gắn với các yếu tố khoa học, hiện đại. Các kỳ họp của HĐND và Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hồ Chí Minh từ giữa tháng 5-2024 đến nay đã thảo luận, thông qua nhiều đề án quy hoạch để phát triển TP Hồ Chí Minh với tầm nhìn dài hạn đến năm 2050, 2060.
Các cuộc họp này đã đi sâu, nhìn thẳng vào thực trạng còn tồn tại, vướng mắc trong triển khai các quy hoạch đô thị cũ, vấn đề quy hoạch treo, các giải pháp tháo gỡ để thực hiện tốt quy hoạch, khơi thông nguồn lực phát triển.
Theo dự báo, quy mô dân số TP Hồ Chí Minh đến năm 2030 là 11 triệu người, đến năm 2040 là 13 triệu người, đến năm 2060 là 16 triệu người. Sự phát triển nhanh, đô thị hóa mạnh mẽ và những vướng mắc về cơ chế đang tạo những thách thức lớn trong xây dựng và triển khai quy hoạch đô thị. Đồ án định hướng phát triển đô thị TP Hồ Chí Minh dự kiến hình thành và phát triển thành 5 phân vùng, gồm có: Vùng đô thị trung tâm, đô thị phía Đông, đô thị phía Bắc-Tây Bắc, đô thị phía Tây và đô thị phía Nam.
![]() |
Kỳ họp Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh lần thứ mười lăm, Khóa X. Ảnh: hcmcpv.org.vn |
Cùng với phân vùng đô thị, xác định trung tâm phát triển, TP Hồ Chí Minh điều chỉnh quy hoạch hạ tầng giao thông theo các trục kết nối các đô thị trung tâm một cách mạnh mẽ cả ở hệ thống giao thông bộ, thủy và đường sắt trên cao. Trong đó, dự kiến bổ sung kết nối đường bộ để củng cố vị trí trung tâm của TP Hồ Chí Minh như kéo dài trục đường Nguyễn Hữu Thọ, kết nối đường ven biển tại Tiền Giang; kết nối sân bay Long Thành; kết nối với Đồng Nai; kết nối đường sắt... Đồ án cũng xác định các khu vực phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) dọc tuyến metro, đường vành đai 3. Quy hoạch mạng lưới metro, dự kiến đề xuất một mạng lưới đường sắt đô thị mang tính chất tổng thể, dài hạn cho tầm nhìn đến năm 2060 với tổng chiều dài khoảng 520km.
Với định hướng, điều chỉnh quy hoạch đô thị gắn với hạ tầng giao thông được các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá là đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị đặc biệt, siêu đô thị gắn với vai trò hạt nhân của vùng và khu vực Đông Nam Á. Điều này đáp ứng các mục tiêu phát triển đầu tư lớn, đạt tầm quốc tế toàn cầu, có thích ứng và biến đổi khí hậu cũng như các yêu cầu mới, định hướng phát triển đô thị thành phố dự kiến hình thành và phát triển 5 phân vùng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, quá trình thực hiện cần tính toán tham khảo mô hình phát triển đô thị của các nước tiên tiến trên thế giới, như: Singapore, Tokyo (Nhật Bản), Trùng Khánh (Trung Quốc)... Cần tính toán kỹ sử dụng quỹ đất gắn với quy mô đất xây dựng đô thị phù hợp theo hướng ưu tiên phát triển nén hơn là dàn trải. Đặc biệt là cần vận dụng tính ưu việt của quy hoạch đô thị và phát triển đô thị của Nhật Bản, gắn với quy định triển khai dự án cần lấy ý kiến và có sự đồng thuận của cộng đồng, người dân. Khi người dân ở các phân khu, phân vùng quy hoạch đồng thuận, tự nguyện đạt 70% thì việc triển khai cụ thể các dự án theo quy hoạch được thuận lợi, triển khai nhanh, bảo đảm tiến độ.
Trong giải quyết những thách thức, thành phố cần tập trung giải quyết dứt điểm các quy hoạch treo, dự án treo bằng các cơ chế, chính sách mới, đặc thù của Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội. Việc huy động nguồn lực lớn để hiện thực hóa các quy hoạch, dự án hạ tầng cần chú ý tham khảo, áp dụng các cơ chế, chính sách huy động vốn, mô hình quản lý có tính ưu việt được khẳng định hiệu quả trong phát triển đô thị ở nhiều nước trên thế giới. Có như thế, TP Hồ Chí Minh mới khơi thông được các nguồn lực, khẳng định tính hiệu quả, động lực mới từ quy hoạch trong phát triển đô thị hiện đại, văn minh, đáp ứng yêu cầu phát triển, trở thành đô thị tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á trong tương lai.
BẢO MINH
Tin mới
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.