Trạch Xá: Làng nghề nghìn năm tuổi và những điều chưa biết
Áo dài Trạch Xá từ bao đời nay vẫn nức tiếng bởi những mũi chỉ đều tăm tắp, tà áo mềm mại giúp tôn lên vẻ đẹp của người mặc. Thế nhưng có một điều ít ai biết đến ở ngôi làng hơn nghìn năm giữ nghề truyền thống may áo dài này.
Làng Trạch Xá, Ứng Hòa, Hà Nội, nơi được mệnh danh là cái nôi của áo dài truyền thống, ngày ngày vẫn cho ra đời những chiếc áo dài thướt tha, giữ vẹn nguyên vẻ đẹp thuở ban đầu. Theo lời kể của ông Nghiêm Văn Đạt, Chủ tịch HTX Làng nghề May Áo dài truyền thống Trạch Xá, “Làng nghề may Trạch Xá đã có hơn 1.000 năm tuổi. Nghề này là nghề cha truyền con nối từ xa xưa. Các cụ ngày xưa đi làm chỉ có đôi chân và một cái tay nải, trong đó có thước, vạch, kéo và kim chỉ. Họ đi khắp các làng trên xóm dưới, đến nhiều địa phương để may quần áo cho quan chức và dân chúng”.
Đình làng Trạch Xá thờ Tổ nghề may - bà Nguyễn Thị Sen. |
Những chuyến đi xa xưa ấy, các nghệ nhân xưa không chỉ mang theo thước vải, kim chỉ mà còn cả niềm tự hào về tay nghề của người Trạch Xá. Dẫu đường sá xa xôi, cách trở, họ vẫn miệt mài rong ruổi, tạo nên những tà áo tinh tế, góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa đất kinh kỳ. Và trong những hành trình ấy, tình yêu với nghề may, với từng đường kim mũi chỉ đã được truyền lại cho thế hệ sau, như một mạch nguồn không bao giờ cạn.
Chị Nghiêm Thị Hoan, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, chia sẻ: “Áo dài Trạch Xá ở quê tôi có đặc điểm là từ nhỏ, các cụ đã cho con cháu làm quen với kim chỉ. Con gái như tôi thì không được dạy nghề chính thức, nhưng nhìn bố mẹ làm, tôi cũng tự mày mò. Đi chăn trâu cũng mang theo mảnh vải và kim chỉ, cứ thế mà dần thuần thục và yêu nghề. Đến khi được mẹ cho đi học nghề thì đã là niềm đam mê rồi. Điều quan trọng nhất khi học nghề là thời gian cầm kim. Để khâu được tà áo dài vừa mềm, vừa nhỏ, mũi chỉ không nhìn thấy thì phải mất rất nhiều tháng luyện tập. Đó là đặc trưng của áo dài Trạch Xá, khâu hoàn toàn bằng tay, nên những nơi khác không làm được. Thợ Trạch Xá có thể may xong một chiếc áo dài trong 20 phút, trong khi người khác làm cả ngày không xong được nên dù cửa hàng đông khách, tôi phải thuê thêm thợ ngoài nhưng cuối cùng chỉ có người làng tôi mới trụ lại được”.
Chị Nghiêm Thị Hoan chia sẻ: “Để khâu được tà áo dài vừa mềm, vừa nhỏ, mũi chỉ không nhìn thấy thì phải mất rất nhiều tháng luyện tập”. |
Đôi bàn tay thoăn thoắt, những đường kim, mũi chỉ như múa trên nền vải, đó là hình ảnh quen thuộc về người thợ may Trạch Xá. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, để đạt đến trình độ điêu luyện như vậy, họ đã phải trải qua một hành trình khổ luyện đầy gian nan. Và trong hành trình ấy, có những câu chuyện ít người biết đến, về những định kiến xưa cũ và khát khao vượt lên số phận của những người phụ nữ nơi đây.
Anh Trần Văn Thiêm, Bí thư Chi bộ thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, cho biết: “Theo truyền thống được lưu truyền lại, nghề may áo dài ở làng Trạch Xá chỉ được truyền dạy cho nam giới. Lý do vì nam giới thường là những người đi xa, đến các tỉnh thành khác để mở cửa hàng, cửa hiệu và làm ăn. Trong khi đó, phụ nữ thời bấy giờ chủ yếu ở nhà lo việc nội trợ và chăm sóc con cái. Vì vậy, công đoạn truyền nghề chỉ dành cho nam giới, còn nữ giới không được học”.
Anh Lê Văn Duẩn, xã Hòa Lâm, Huyện Ứng Hòa, Hà Nội, giải thích thêm: “Vì ngày xưa các cụ thứ nhất là sợ mất nghề, không muốn truyền cho con gái, sợ con gái mang đi sang làng khác mất, các cụ muốn giữ nghề cho làng. Hai là nếu hai cha con nam giới đi làm sẽ tiện hơn bởi thời xưa các cụ đi làm thuê các nơi, các tỉnh thì chỉ một gian nhỏ nhỏ thôi, khi làm xong là hai cha con có thể ngủ được luôn. Bây giờ xã hội hiện đại hơn và chúng tôi ở quê cũng tận dụng tất cả sức lực của bà con, bao gồm cả người vợ và người con gái... Như vậy, mỗi người đều có thu nhập và đời sống kinh tế cũng được nâng lên”.
Dòng chảy thời gian để lại những vết chai sạn trên tay, những giọt mồ hôi, nhưng tất cả đã tôi luyện nên tuyệt tác áo dài Trạch Xá, mang trong mình cả tâm huyết và sự hy sinh của người thợ. |
Dòng chảy thời gian như thoi đưa, những quan niệm xưa cũ dần phai nhạt, nhường chỗ cho những tư tưởng mới mẻ, tiến bộ hơn. Giờ đây, tại Trạch Xá, không chỉ có nam giới mà cả phụ nữ cũng được tiếp cận và phát huy tài năng trong nghề may áo dài truyền thống. Phía sau sự thay đổi ấy còn có những câu chuyện cảm động về tình mẫu tử, về khát khao vượt lên số phận, để theo đuổi đam mê và gìn giữ tinh hoa nghề tổ. Ngày nay, người phụ nữ Trạch Xá không chỉ là hậu phương vững chắc, mà còn sát cánh cùng người đàn ông trên hành trình gìn giữ và phát triển nghề tổ. Và chính trong sự sẻ chia, đồng lòng ấy, những bí quyết nghề nghiệp tinh túy đã được gìn giữ, trao truyền, như một minh chứng cho sức sống trường tồn của làng nghề áo dài Trạch Xá.
Dòng chảy thời gian cũng để lại những vết chai sạn trên tay, những giọt mồ hôi, nhưng tất cả đã tôi luyện nên tuyệt tác áo dài Trạch Xá, mang trong mình cả tâm huyết và sự hy sinh của người thợ. Bù lại, tình yêu của khách hàng là trái ngọt tuyệt vời với họ. “Kho báu” của người nghệ nhân làng Trạch Xá còn là những câu chuyện thú vị về những vị khách đặc biệt, những mối duyên tình cờ mà gắn bó: Từ vị khách phương xa nhất định tìm tới đặt may chiếc áo riêng cho bản thân, đến vị khách chỉ muốn giấu “bí mật” về địa chỉ may áo dài để giữ riêng vẻ đẹp ấy cho mình... tất cả đều là minh chứng cho sức hút khó cưỡng của những tà áo dài nơi đây. Đó không chỉ là những sản phẩm thủ công đơn thuần, mà còn ẩn chứa câu chuyện thăng trầm của làng nghề.
Làng Trạch Xá, Ứng Hòa, Hà Nội giống như một bảo tàng sống với sứ mệnh tiếp tục lưu giữ và phát huy những giá trị của truyền thống đồng thời mang những giá trị tốt đẹp này lan tỏa đến bạn bè thế giới.
Bài, ảnh: NHÃ UYÊN
Tin mới
Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa bắt giữ 2 đối tượng tàng trữ ma túy
Chiều 14-11, Trung tá Vũ Văn Hùng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cam Ranh, Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa cho biết, đơn vị vừa bắt giữ một đối tượng tàng trữ ma túy.
Công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái
Chiều 14-11, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, ngày 29 tháng 10 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 8645/BCT-CT yêu cầu các Đơn vị thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
Những bệnh viện nào điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương mới?
Ngày 14-11, Bộ Y tế đã thông tin về việc ban hành Thông tư quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Cứu được bé trai của sản phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch
Ngày 14-11, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin, khoa Sản của Bệnh viện vừa tiếp nhận sản phụ B.H.N, 27 tuổi, ở Hà Nội, đang mang thai con đầu lòng ở tuần thai thứ 38, sốt cao liên tục từ 38-39 độ, không tự đi lại được, li bì và mệt mỏi. Trên cơ thể xuất hiện nhiều ban của sốt xuất huyết điển hình, cùng với đó là dấu hiệu chuyển dạ, ối vỡ sớm và tiểu cầu hạ thấp nghiêm trọng.
Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng
Ngày 14-11, Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP Đà Nẵng tổ chức diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.