Triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trong các đơn vị Quân đội
Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn cả nước, Cục Quân nhu (Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật) vừa có văn bản gửi cơ quan Hậu cần - Kỹ thuật các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng đề nghị chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trong các đơn vị Quân đội.
Hiện nay, cả nước có hơn 300 ổ dịch tại 26/34 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày; trong đó, các tỉnh phát sinh dịch nhiều nhất là Cao Bằng, Lạng Sơn và Tuyên Quang. Nguy cơ bệnh DTLCP có chiều hướng gia tăng trên phạm vi cả nước là rất cao. Nguyên nhân được xác định do việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học còn hạn chế; người chăn nuôi có hiện tượng bán chạy lợn mắc bệnh DTLCP ra ngoài thị trường; vi-rút DTLCP đã xuất hiện biến chủng mới chưa có vắc-xin phòng; thời tiết diễn biến cực đoan, nắng nóng, mưa lũ làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh và lây lan.
![]() |
Cán bộ Phòng Sản xuất/Cục Quân nhu hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi tại Lữ đoàn 416, Quân khu 9. |
Trước tình hình trên, Cục Quân nhu đề nghị Chỉ huy Hậu cần - Kỹ thuật các đơn vị chỉ đạo ngành Quân nhu thuộc quyền chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh DTLCP kịp thời, hiệu quả nhằm phát triển đàn lợn, tạo nguồn thực phẩm an toàn phục vụ đời sống bộ đội. Trước tiên là quán triệt thực hiện nghiêm Công điện số 109/CĐ-TTg ngày 16-7-2025 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, nhân viên, chiến sĩ, nhất là lực lượng làm công tác chăn nuôi, chế biến hiểu rõ về sự nguy hiểm của bệnh và dấu hiệu nhận biết bệnh (sốt cao, xuất huyết tràn lan trên vùng da mỏng, sau đó nhanh chóng chuyển sang màu tím, giai đoạn cuối có hiện tượng tiêu chảy hoặc táo bón; khi chết xác nhanh cứng, có hiện tượng chảy máu ở các lỗ tự nhiên,…), đồng thời hướng dẫn biện pháp phòng bệnh kịp thời, tránh gây tâm lý hoang mang lo sợ quá mức ảnh hưởng tới công tác chăn nuôi của đơn vị.
Các đơn vị tiếp tục tổ chức chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Trong đó lưu ý, hằng ngày vệ sinh cơ giới, định kỳ phun thuốc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi (1 tuần/lần đối với đơn vị đóng quân trên địa bàn không có dịch, 1-2 ngày/lần đối với đơn vị đóng quân trên địa bàn có dịch) bằng các loại hóa chất như: Hanlusep BGF, Cloramin, Iodine… Thường xuyên phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tháng; tránh để chuồng ẩm ướt, nhất là khi mưa bão; có biện pháp diệt các loại côn trùng bằng Hantox-200, Han Fly, Quick Bayt,… định kỳ 1-2 lần/tháng; kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào khu chăn nuôi để hạn chế mầm bệnh lây lan vào đơn vị; chủ động tiêm vắc-xin phòng các bệnh dễ phát sinh như: Dịch tả, tai xanh, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, E.coli, phó thương hàn,…
![]() |
Chiến sĩ Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân chăm sóc đàn lợn. |
Nguồn thức ăn tận dụng từ nhà ăn, nhà bếp phải được kiểm soát và nấu chín kỹ trước khi cho lợn sử dụng. Chú ý, khi địa phương đang có bệnh DTLCP, đơn vị mua thịt lợn ngoài thị trường không được sử dụng nguồn thức ăn tận dụng (nhất là từ trạm chế biến) cho lợn ăn; nghiên cứu chuyển đổi sang sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương (cám gạo, ngô, khoai, sắn, … phối trộn cùng thức ăn đậm đặc, premix), song phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình khử khuẩn tránh mang mầm bệnh xâm nhập vào đơn vị.
Các đơn vị tăng cường kiểm tra, theo dõi phát hiện lợn có dấu hiệu hoặc nghi mắc bệnh, báo cáo ngay với chỉ huy đơn vị, Cục Quân nhu để có phương án phòng, chống kịp thời. Trường hợp xác định dương tính với vi-rút DTLCP, đơn vị phải phối hợp với chính quyền và cơ quan thú y địa phương tiến hành tiêu hủy theo quy định; đồng thời tổng vệ sinh, sát trùng chuồng trại, khu vực xung quanh; tuyệt đối không giấu dịch, không vận chuyển lợn từ nơi có dịch đi nơi khác, không giết mổ lợn bệnh, thống kê số lợn tiêu hủy. Đơn vị chỉ được phép tái đàn khi thực hiện đúng quy trình vệ sinh, khử khuẩn, để trống chuồng ít nhất 30 ngày và được sự đồng ý của chính quyền địa phương.
Đặc biệt phải quản lý chặt chẽ việc giết mổ, chế biến. Lợn nhập trạm chế biến phải đảm bảo khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, ngừng tiêm các loại vắc-xin tối thiểu 15 ngày và ngừng điều trị các loại thuốc theo chỉ dẫn trên bao bì. Những đơn vị chưa tự túc đủ định lượng thịt lợn, khi khai thác ngoài thị trường cần mua tại cơ sở uy tín, chất lượng, có giấy xác nhận kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y; tuyệt đối không được sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng kém đưa vào bữa ăn của bộ đội. Thực hiện tốt khâu vệ sinh, khử trùng trước, trong và sau khi chế biến để kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
Bài, ảnh: THANH TÚ – NGUYỄN DƯƠNG
Tin mới
Đề xuất quy định hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trên nền tảng thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định pháp luật ngoại thương, thuế, hải quan
Trong dự thảo Luật Thương mại điện tử, Chính phủ đề xuất đối với hoạt động xuất nhập khẩu qua nền tảng thương mại điện tử quy định rõ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua nền tảng TMĐT phải tuân thủ pháp luật về ngoại thương, hải quan, thuế và các quy định chuyên ngành. Điều này nhằm bảo đảm sự minh bạch trong hoạt động thương mại, đồng thời kiểm soát hàng hóa bị cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.
Ngành Hải quan đẩy mạnh tấn công, trấn áp tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ
Cục Hải quan vừa có văn bản số 15405/CHQ-ĐTCBL yêu cầu các đơn vị trong Ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tấn công, trấn áp tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Bắc Ninh: Khởi tố đối tượng buôn bán điện thoại di dộng giả mạo nhãn hiệu Iphone
Ngày 21/7/2025, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bắc Ninh thông tin, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội buôn bán điện thoại di động giả mạo nhãn hiệu Iphone trên không gian mạng.
Hội nghị chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới
Ngày 7/7/2025, tại TP. Đà Nẵng, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới. Tham dự Hội nghị có đại diện các Bộ, ngành ở trung ương và Ban Chỉ đạo 389 của 26 tỉnh, thành phố.
Thanh Hóa: Chủ động kiểm soát thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 3
Thực hiện Công điện 5380/CĐ-BCT ngày 19/7/2025 của Bộ Công Thươngvề việc ứng phó khẩn cấp với bão số 3; Công điện số 06/CĐ-UBND ngày 19/7/2025 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025; Công văn số 2175/SCT-QLNL ngày 20/7/2025 của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa về việc tập trung ứng phó với bão số 3 (WIPHA).
Nghệ An: Lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng tại xã Nhôn Mai, giao thông bị chia cắt
Khoảng 11 giờ 30 phút trưa 22-7, một trận lũ quét xảy ra tại suối Hỷ, xã Nhôn Mai, tỉnh Nghệ An đã gây sạt lở nghiêm trọng hai bên bờ khu dân cư bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai.