Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023 vẫn đang là một dấu hỏi lớn
Theo các chuyên gia, triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023 vẫn đang là một dấu hỏi lớn trước áp lực đáo hạn lớn của trái phiếu doanh nghiệp, nền lãi suất cao...
Nhận diện về thách thức và điểm sáng của thị trường chứng khoán năm 2023, bà Đỗ Hồng Vân, Trưởng phòng phân tích chứng khoán, Công ty cổ phần FiinGroup cho rằng, về bối cảnh vĩ mô, kỳ vọng lãi suất có dư địa lớn hạ nhiệt trong thời gian tới khi lạm phát dự kiến sẽ dịu bớt đi.
Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023 vẫn đang là một dấu hỏi lớn. Ảnh minh họa internet.
Còn về bối cảnh thị trường, bà Vân cho biết, đang quan sát 03 biến số, đó là thanh khoản và giao dịch ký quỹ (vay margin); định giá của thị trường và dòng tiền nhà đầu tư nước ngoài.
Theo bà Vân, thanh khoản thị trường đang ở mức rất thấp so với giai đoạn VN-Index đạt đỉnh. Cụ thể, thanh khoản thị trường giảm khoảng 60%, trong khi đó VN-Index giảm khoảng 30% so với mức đỉnh. Trong khoảng 05 tháng gần đây, dường như thanh khoản đang đi tìm mặt bằng ổn định mới. Đây là điểm khá tích cực, nhất là trong bối cảnh dư nợ cho vay margin của công ty chứng khoán giảm rất sâu.
Có gần 80% lượng margin các công ty chứng khoán đã cấp cho nhà đầu tư năm 2021 được thu hồi. Còn đối với nhà đầu tư cá nhân, họ cũng bán gần 80% tổng giá trị đã mua ròng trong năm 2021. Do đó, dù thanh khoản thị trường thấp, nhưng không bị chi phối quá nhiều bởi dòng tiền rẻ, hay tỷ lệ đòn bẩy cao như giai đoạn 2020 và 2021, bà Vân nhận định.
Liên quan đến mặt bằng định giá P/E (hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu), rõ ràng sau khi kết quả kinh doanh quý IV/2022 của các doanh nghiệp được cập nhật thì P/E có mức tăng từ 9,9 lần lên khoảng 11,6 lần. Mức tăng P/E ngoài câu chuyện bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh kém tích cực của doanh nghiệp niêm yết còn bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng về lãi suất hạ nhiệt.
Về dòng tiền ngoại, trong thời gian qua, lực mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài đã hỗ trợ rất tích cực cho đà hồi phục của cổ phiếu nhóm ngành thép, ngân hàng... Tuy nhiên, thời điểm này lực mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài đang yếu dần.
Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023 vẫn đang là một dấu hỏi lớn. Ảnh minh họa internet.
PGS.TS Phạm Thế Anh, giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, tâm điểm của kinh tế Việt Nam hiện nay là vấn đề lãi suất và chính sách tiền tệ trong thời gian tới vì điều này liên quan đến rất nhiều ngành nghề khác nhau của nền kinh tế. Những khó khăn đã qua đi và nền kinh tế, các chính sách điều hành sẽ được cải thiện dần. Tuy nhiên, trong quá trình cải thiện về mức lạc quan sẽ có những “gập ghềnh”, những biến cố mà thị trường chứng khoán và nền kinh tế gặp phải.
Theo chuyên gia chứng khoán Đào Phúc Tường, điểm sáng nhất của thị trường chứng khoán hiện nay là những yếu tố rủi ro đều được nhận diện và đó cũng chính là cơ hội. Do đó, năm 2023 vẫn có cơ hội đầu tư và vấn đề là nhà đầu tư cần có kế hoạch rõ ràng, chọn lựa cổ phiếu phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình.
Thông tin nhiều chuyên gia phân tích là bối cảnh hiện tại thị trường chứng khoán có 03 điểm tích cực, đó là hầu hết các rủi ro về mặt vĩ mô thị trường đã nhận diện và phản ánh vào giá cổ phiếu. Những rủi ro nội tại của thị trường như bán giải chấp cổ phiếu (công ty chứng khoán thực hiện bán bớt cổ phiếu của nhà đầu tư để hạ tỷ lệ nợ về mức an toàn theo quy định) giảm đi đáng kể.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán mở đầu năm 2023 với mặt bằng định giá thấp. Đây là điều trái ngược so với năm 2022, dù có những nhóm ngành triển vọng lợi nhuận chưa phản ánh vào giá, nhưng với nền định giá thấp như vậy đã xuất hiện rất nhiều cổ phiếu về vùng giá hấp dẫn khi triển vọng lợi nhuận năm 2023 được đánh giá tích cực.
Chuyên gia khuyến nghị, dù mặt bằng lãi suất có thể đã tạo đỉnh và giảm trong thời gian tới, nhưng nhà đầu tư cần lưu ý về tốc độ giảm. Đồng thời, nhà đầu tư cần xem xét thêm yếu tố lạm phát cũng như diễn biến của dòng vốn ngoại.
Công Huy (t/h)
Tin mới
Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/05/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Quản lý thị trường.
Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu
Ngày 20/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương (Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).
Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa ban hành quyết định xử phạt ông V.Đ.T với số tiền 17.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 1.000 kg thực phẩm là chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ
Ngày 20-5, tỷ phú Elon Musk cho biết ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của Tesla trong ít nhất 5 năm tới, đồng thời có kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động chính trị nhằm xoa dịu mối lo ngại của một số nhà đầu tư về tương lai của nhà sản xuất xe điện có giá trị nhất thế giới.
Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD
Ngày 20-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng" (Golden Dome), với tổng kinh phí lên tới 175 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.