Trung Đông đã chuẩn bị gì cho “kỷ nguyên xe điện hậu dầu mỏ”?
Theo CNBC, Trung Đông – nơi nổi tiếng với nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào - đang đầu tư vào một tương lai mới bền vững hơn và xe điện có thể sẽ định hình tương lai đó.
Xe điện bùng nổ ở khu vực Trung Đông
Khi BlackRock - công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới - tuyên bố sẽ đưa Saudi Aramco - người đứng đầu công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới, vào ban giám đốc, một số nhà đầu tư tỏ ra khá bất ngờ. Nguyên nhân bởi BlackRock nổi tiếng tiên phong trong đầu tư vào tương lai giảm carbon, theo CNBC.
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành BlackRock - Lary Funk đã nhấn mạnh về “sự hiểu biết của ông Saudi Aramco về ngành năng lượng toàn cầu”, cùng “những động lực để chuyển đổi sang nền kinh tế ít carbon”.
Trung Đông từ lâu đã nổi tiếng với nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào. Nhưng khu vực này đang đầu tư vào một tương lai mới bền vững hơn, và xe điện có thể sẽ định hình tương lai đó.
![]() |
Ả Rập Xê Út đang nghiên cứu thương hiệu xe điện của riêng mình, Ceer, và sở hữu khoảng 60% cổ phần tại hãng xe điện Lucid Motors. Quỹ đầu tư công của nước này cũng vừa rót thêm 1,8 tỷ USD vào Lucid.
Lĩnh vực xe điện cũng đang bùng nổ ở Israel. Số lượng xe điện được giao trong nửa đầu năm nay đã cao hơn 210% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm nay, tại Bahrain, Gauss Auto - một tập đoàn sản xuất của Mỹ - đã hợp tác với công ty Marson Group của Bahrain để mở một nhà máy sản xuất xe điện.
“Ngày càng nhiều người nhận ra rằng các quốc gia phải làm gì đó để giải quyết vấn đề khí hậu. Tôi cho rằng các nước Trung Đông cũng không phải ngoại lệ”, Tammy Klein, Chủ tịch Hội đồng Xe điện, cho biết.
Hạ tầng cho xe điện đang thay đổi mạnh mẽ
Một trong những sáng kiến mới nhất, để mang tương lai xe điện đến Trung Đông là cái bắt tay giữa UAE và Einride - một công ty vận tải đường bộ sử dụng xe điện tự hành có trụ sở tại Thụy Điển.
Mới đây, Einride – Công ty xếp thứ 13 trong danh sách Disruptor 50 năm 2023 của CNBC - đã công bố hợp tác với Bộ Năng lượng và Cơ sở hạ tầng của UAE nhằm thiết lập hoạt động vận chuyển bền vững trong khu vực. Dù chỉ là biên bản ghi nhớ nhưng sự kiện đánh dấu việc Einride gia nhập Trung Đông với kế hoạch phát triển đội xe tải điện tự hành lớn nhất khu vực. Kế hoạch này dự kiến mất khoảng 5 năm để hoàn thành.
![]() |
“Lần hợp tác này nêu bật những gì mà Einride có thể mang đến. Đó là sự chuyển đổi sang hoạt động vận chuyển hiệu quả và bền vững hoàn toàn bằng điện”, Robert Falck, Giám đốc điều hành và người sáng lập của công ty, cho biết.
Được gọi là dự án Falcon Rise, Einride có kế hoạch triển khai mạng lưới vận chuyển hàng hóa trải dài hơn 300 dặm khắp Abu Dhabi, Dubai và Sharjah, bao gồm 2.000 xe tải điện, 200 xe tải tự lái và 8 trạm sạc.
Tammy Klein, Chủ tịch Hội đồng Xe điện rất lạc quan về ý tưởng mang tính chiến lược này. “Tôi cho rằng Einride đã có cách tiếp cận rất thú vị, về những gì mà họ có thể mang đến cho điện khí hóa và tự động hóa. Điều này thực sự phù hợp với một quốc gia nhỏ như UAE”, Klein cho biết.
Tương tự UAE, chính phủ Ả Rập Saudi cũng đang tài trợ cho cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi sang xe điện. Kể từ năm 2021, Sáng kiến Phát triển Cơ sở hạ tầng Sạc xe điện của Ả rập Xê Út (SEVCIDI) đã hướng tới mục tiêu lắp đặt 50.000 trạm sạc nội địa vào năm 2025.
Các hãng ôtô lớn ở Mỹ và Trung Quốc cũng đang cạnh tranh để giành chỗ đứng trên thị trường xe điện Trung Đông. GM đang chuẩn bị ra mắt Cadillac Lyriq, GMC Hummer EV và Chevrolet Bolt EUV tại Trung Đông trong năm nay, trong khi Ford dự định ra mắt xe điện ở khu vực này vào năm 2024.
Trung Quốc cũng thâm nhập vào khu vực Trung Đông. Bộ Đầu tư Ả Rập Xê Út vừa ký một thỏa thuận trị giá 5,6 tỷ USD với Human Horizons, một nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc. Các công ty xe điện khác của Trung Quốc cũng đang tràn vào thị trường, bao gồm Zeekr ở Israel và BYD tại Jordan.
Mối quan hệ hợp tác giữa Einride và UAE, cùng với làn sóng chuyển đổi sang xe điện đang mạnh mẽ, có thể mở đường cho các quốc gia khác trong khu vực hành động, chuyển đổi cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ xe điện và chống biến đổi khí hậu.
CAO TUẤN
Tin mới
Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/05/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Quản lý thị trường.
Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu
Ngày 20/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương (Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).
Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa ban hành quyết định xử phạt ông V.Đ.T với số tiền 17.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 1.000 kg thực phẩm là chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ
Ngày 20-5, tỷ phú Elon Musk cho biết ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của Tesla trong ít nhất 5 năm tới, đồng thời có kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động chính trị nhằm xoa dịu mối lo ngại của một số nhà đầu tư về tương lai của nhà sản xuất xe điện có giá trị nhất thế giới.
Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD
Ngày 20-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng" (Golden Dome), với tổng kinh phí lên tới 175 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.