Trung Quốc cam kết "rót" hơn 50 tỷ USD vào châu Phi
Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) được kỳ vọng sẽ mở ra chương mới, thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-châu Phi phát triển bền vững và thực chất hơn.
FOCAC diễn ra từ ngày 4 đến 6-9 tại Bắc Kinh là sự kiện ngoại giao lớn nhất do Trung Quốc tổ chức trong nhiều năm qua, với đại diện của hơn 50 quốc gia châu Phi tham dự.
Theo Tân Hoa xã, ngày 5-9, tại Hội nghị FOCAC, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu quan trọng với chủ đề "Chung tay thúc đẩy hiện đại hóa, xây dựng cộng đồng chung tương lai". Ông cho biết, trong 3 năm tới, Trung Quốc cam kết tài trợ hơn 50 tỷ USD cho châu Phi, tạo ra 1 triệu việc làm tại lục địa này và cùng châu Phi triển khai thực hiện 10 kế hoạch hành động đối tác nhằm cùng nhau thúc đẩy hiện đại hóa. Theo ông Tập Cận Bình, khoảng 30% dân số thế giới sinh sống tại Trung Quốc và châu Phi, do đó hiện đại hóa tại hai khu vực này đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực hiện đại hóa toàn cầu.
Quan chức các nước dự Hội nghị FOCAC ngày 5-9. Ảnh: Tân Hoa xã |
Kế hoạch hành động đối tác giữa Trung Quốc và châu Phi trong 3 năm tới tập trung vào 10 lĩnh vực bao gồm học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh, thịnh vượng thương mại, hợp tác chuỗi công nghiệp, kết nối, hợp tác phát triển, y tế, nông nghiệp và sinh kế, giao lưu nhân dân và văn hóa, phát triển xanh và an ninh chung. Trong lĩnh vực thương mại, Bắc Kinh cam kết sẽ mở cửa thị trường cho 33 quốc gia kém phát triển nhất ở châu Phi. Trung Quốc cũng sẽ hỗ trợ châu Phi trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nâng cao năng lực quản lý. Bắc Kinh dự định sẽ xây dựng 25 trung tâm nghiên cứu châu Phi và mời 1.000 quan chức, chính trị gia châu Phi đến Trung Quốc để tìm hiểu về quản trị hiện đại.
Ngoài ra, Trung Quốc sẽ cung cấp 1 tỷ NDT viện trợ quân sự cho châu Phi và giúp đào tạo 6.000 quân nhân, 1.000 cán bộ thực thi pháp luật của lục địa đen. Bắc Kinh cũng sẽ hợp tác với các nước châu Phi về phát triển các phòng thí nghiệm và vệ tinh viễn thám.
Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẵn sàng triển khai 30 dự án năng lượng sạch tại châu Phi và hỗ trợ các mục tiêu năng lượng hạt nhân của châu lục này, giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt điện năng lâu nay kìm hãm các mục tiêu công nghiệp hóa của châu Phi. Bắc Kinh đang chuẩn bị thực hiện 30 dự án kết nối cơ sở hạ tầng tại châu Phi và thiết lập mạng lưới Trung Quốc-châu Phi, bao gồm các tuyến đường bộ-biển và phát triển phối hợp. South China Morning Post đánh giá bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình đã làm sáng tỏ kế hoạch mở rộng quan hệ với lục địa đen của Trung Quốc trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Bắc Kinh với các quốc gia phương Tây.
Theo báo cáo do Trung Quốc công bố hồi tuần trước, nước này tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi trong 15 năm liên tiếp. Các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc-châu Phi hợp tác phát triển được triển khai trên khắp lục địa, giúp cải thiện khả năng kết nối, phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của châu Phi.
Năm nay, sự hợp tác giữa Trung Quốc và châu Phi trong các dự án cơ sở hạ tầng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, được đánh dấu bằng các sự kiện quan trọng như khởi động tổ máy cuối cùng trong số 6 tổ máy tại Nhà máy thủy điện Karuma ở Uganda và hoàn thành giai đoạn 1 của đập Thwake ở Kenya. Dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy, tính đến cuối năm 2023, vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Phi đã vượt quá 40 tỷ USD, trở thành một trong những nguồn đầu tư nước ngoài chủ yếu vào châu lục này.
GIA HUY
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.