Trung Quốc công nhận thêm 829 mã số vùng trồng sầu riêng của Việt Nam
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức phê duyệt, công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), việc mở rộng danh sách này tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Các địa phương và doanh nghiệp cần chủ động tận dụng cơ hội này, đồng thời bảo đảm nghiêm túc tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, nhằm xuất khẩu sầu riêng một cách bền vững.
Ngày 11-7-2022, Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã được ký kết.
Ngay sau đó, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã làm việc với các địa phương trồng sầu riêng trong cả nước, phổ biến quy định, hướng dẫn xây dựng vùng trồng, cơ sở đóng gói đạt chuẩn. Cục đã gửi hồ sơ 1.604 vùng trồng và 314 cơ sở đóng gói sầu riêng cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc; trong đó có 708 vùng trồng, 168 cơ sở đóng gói đã được phê duyệt.
![]() |
Một kho sơ chế, bảo quản sầu riêng ở Hà Nội. |
Từ cảnh báo và yêu cầu thị trường, hoạt động sản xuất và xuất khẩu sầu riêng đã có sự thay đổi. Thông tin từ Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, ngày 21-5-2025, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã tiếp tục phê duyệt, công nhận thêm 829 vùng trồng, 131 cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Việc được phê duyệt, công nhận thêm gần 1.000 mã số nói trên là kết quả của quá trình phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Nông nghiệp và Môi trường với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc, thể hiện nỗ lực tăng cường năng lực giám sát, truy xuất nguồn gốc và bảo đảm an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị sầu riêng xuất khẩu.
Động thái này sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Đây là bước tiến quan trọng trong chuỗi nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch, trong đó có việc tiếp cận sâu hơn vào thị trường Trung Quốc - thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Đồng thời, động thái này cũng cho thấy Trung Quốc ghi nhận những tiến bộ đáng kể của Việt Nam trong công tác tổ chức sản xuất, kiểm soát chất lượng và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của nước nhập khẩu.
Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) khuyến cáo các doanh nghiệp và hợp tác xã, bà con nông dân, các nhà vườn cần tiếp tục duy trì, thực hiện nghiêm túc quy trình sản xuất, đóng gói và kiểm dịch theo đúng quy định đã đăng ký với phía Trung Quốc, nhằm bảo đảm tính bền vững trong hoạt động xuất khẩu chính ngạch sản phẩm nông nghiệp nói chung và sầu riêng nói riêng.
Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, cả nước đang có 12 phòng kiểm định Cadimi và 8 phòng kiểm định chất vàng O đủ điều kiện xét nghiệm sầu riêng xuất khẩu. Đây là cơ sở quan trọng giúp các doanh nghiệp chủ động kiểm tra chất lượng, đáp ứng yêu cầu của phía Trung Quốc, đồng thời góp phần nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tin, ảnh: NGUYỄN KIỂM
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).