• Click để copy

Tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam

“Thuốc lá là một sản phẩm vô cùng gây hại, về bản thân, gia đình và toàn thể xã hội, chi phí liên quan sử dụng thuốc lá chiếm 1% GDP”, đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Thu Hương – Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tại Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về thực trạng, thách thức, giải pháp trong phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam sáng ngày 23/11/2022 do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Tác hại khôn lường

Ông Hồ Hồng Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: “Thuốc lá rất có hại có sức khoẻ, hàng năm Tổ chức Y tế thế giới đã thống kê tỷ lệ tử vong do thuốc lá là 8 triệu người, có thêm 1 triệu người tử vong do thuốc lá thụ động. Ở Việt Nam, cứ 7 người thì có 1 người tử vong do thuốc lá gây ra”.

“ Ông Hải nói thêm: “Chi phí cho thuốc lá ở VN chiếm 1% GDP, con số bỏ ra rất lớn. Việt Nam là một nước có người sử dụng thuốc lá đứng thứ 15 trên thế giới. Xu thế sử dụng thuốc lá ngày càng gia tăng, người sử dụng thuốc lá trong giới trẻ rất nhanh, hình thức sử dụng thuốc lá mới như thuốc lá điện tử ngày càng phổ biến. Chính phủ đã có nhiều biện pháp, chính sách để hạn chế sử dụng thuốc lá, trong đó có chính sách về thuế, về truyền thông để người sử dụng thuốc lá ngày càng hiểu về tác hại của thuốc lá gây ra, đồng thời cần nâng cao hơn nữa hiểu biết của người dân để công tác phòng chống ngày càng hiệu quả hơn”.

Ông Hồ Hồng Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại Hội thảoÔng Hồ Hồng Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại Hội thảo.

TS Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho rằng: “Không chỉ thuốc lá truyền thống, thuốc lá điện tử và các sản phẩm mới đều không an toàn cho sức khoẻ, sử dụng nhiều nhất là thanh thiếu niên bởi nó chứa hàm lượng nicotine và chất gây nghiện cao, ảnh hưởng đến não bộ, trí tuệ, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, những chất được chứng minh gây ung thư và các bệnh tim mạch… WHO đã và đang tìm mọi cách để ngăn chặn việc thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử, giúp thế hệ tương lai tránh nghiện các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới”.

Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Hương – Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế chia sẻ vnhững con số “biết nói” về tác hại khôn lường của thuốc lá. Tại Việt Nam, ước tính số người hiện đang hút thuốc lá tại Việt Nam khoảng 15,4 triệu người (trong đó có 14,8 triệu người là nam và 603.000 người là nữ), khoảng 40.000 người tử vong/năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá.

WHO dự báo đến năm 2030, sẽ tăng lên tới 70.000 người tử vong/năm nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện.  25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá như: đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá: 96,8% (nghiên cứu BV K). Số ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao.

Bên cạnh đó, gánh nặng về kinh tế do sử dụng thuốc lá tại Việt Nam rất lớn, 49.000 tỷ VND/năm : mua thuốc lá (Ước tính từ tổng tiêu thụ năm 2020). Cùng với đó là chi phí điều trị 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa-hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) trên tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra. Trên thế giới, chi phí liên quan đến thuốc lá khoảng 1-2% GDP, tại Việt Nam khoảng 1% GDP.

Nhờ những chính sách về phòng chống tác hại thuốc lá nên trong giai đoạn từ năm 2015-2020, các con số có xu hướng giảm nhưng không đáng kể so với mục tiêu của Chiến lượng phòng chống tác hại thuốc lá. Tỷ lệ sử dụng hút thuốc lá chung giảm so với năm 2015 (21,7% năm 2020 so với 22,5% năm 2015). Nam giới hút thuốc là 42,3%, giảm so với năm 2015 (45,3%) và tỷ lệ nữ giới hút thuốc là 1,7%, tăng so với năm 2015 (1,1%). Giảm tỷ lệ người hút thuốc lá thụ động tại một số địa điểm so với năm 2015 như nơi làm việc, giảm từ 42,6% xuống 30,9%; tại nhà, giảm từ 59,9% xuống 56,0%, tại nhà hàng giảm từ 80,7% xuống 78,1%; tại quán bar/ cà phê/ trà giảm từ 89,1% xuống 86,2%.  Tăng tỷ lệ người hút thuốc được tư vấn bỏ thuốc khi đến cơ sở y tế (40,5% năm 2015 và 72,2% năm 2020). Nhận thức về tác hại của thuốc lá ngày càng cao trên 95%.

Ths.BS Nguyễn Tuấn Lâm, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh: “Bên cạnh thuốc lá truyền thống, các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng cũng rất nguy hại. Nó chứa nhiều chất độc như thuốc lá truyền thống như Nicotine Glycol, Ethylene Glycol, kim loại chì, bạc, thuỷ ngân, tích tụ dần gây độc cơ thể như tổn thương phổi cấp dẫn đến tử vong, đặc biệt là thanh thiếu niên sẽ bị mất kiểm soát hành vi, tâm trạng, ảnh hưởng đến trí tuệ, trí não do Nicotine ảnh hưởng đến hệ thần kinh; Làm tăng nguy cơ bắt đầu hút thuốc lá truyền thống và sử dụng đồng thời; Gia tăng nguy cơ sử dụng ma túy với thuốc lá điện tử…

Khuyến nghị giải pháp phòng chống tác hại thuốc lá

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương – Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế cho biết, công tác phòng chống tác hại thuốc lá đang gặp một số khó khăn, thách thức như thuế thuốc lá của Việt Nam còn rất thấp. Việt Nam là nước có mức thuế TTĐB đối với thuốc lá thấp gần nhất trong khu vực ASEAN (chỉ cao hơn Cam-pu-chia, Lào và Myanmar) và rất thấp so với các nước phát triển.

Thách thức nữa là khả năng tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá rất dễ dàng, thuốc lá được bán công khai ở khắp mọi nơi với giá bán rất rẻ. Hiện chúng ta chưa có quy định về việc cấp phép quản lý điểm bán hàng; Cảnh báo sức khỏe trên bao bì sản phẩm thuốc lá từ 2013 chưa thay đổi.

Cũng tại hội thảo, Ths Đào Thế Sơn, trường Đại học Thương Mại chia sẻ về khó khăn về thuế thuốc lá: “Thu nhập tăng nhanh hơn nhiều so với giá sản phẩm thuốc lá. Việt Nam có lộ trình tăng thuế chậm, các mức tăng thuế cũng không đủ lớn, ví dụ như tác động của mức tăng tỷ lệ thuế 70%-75% lên một bao thuốc giá 10 nghìn là 292 đồng, lên một bao thuốc giá 20 nghìn là 583 đồng. Bên cạnh đó số thu thuế từ thuốc lá tại Việt Nam không tăng đáng kể sau khi điều chỉnh lạm phát, tỷ lệ tổng thu thuế thuốc lá / GDP không thay đổi nhiều, giảm trong giai đoạn 2005-2008, tăng lên năm 2009-2010 sau đó lại giảm xuống, và luôn dưới 0,5%”.

Do đó, theo bà Nguyễn Thị Thu Hương – Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế khuyến nghị giải pháp. Thứ nhất, cần tăng thuế thuốc lá. Thứ hai, cảnh báo sức khỏe trên bao bì sản phẩm thuốc lá cần chiếm ít nhất khoảng 75% diện tích bao bì thuốc lá, đổi mới hình ảnh cảnh báo sức khoẻ. Thứ ba, với các sản phẩm thuốc lá mới có chứa các chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân và người xung quanh, gây tác hại về kinh tế, xã hội môi trường. Tổ chức y tế thế giới khẳng định hút thuốc lá điện tử không có tác dụng cai nghiện thuốc lá, do đó cần tuyên truyền để hạn chế các sản phẩm này.

Ths.BS Nguyễn Tuấn Lâm, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam khuyến nghị đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới: Ngăn chặn việc bắt đầu sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử; Bảo vệ mọi người khỏi bị phơi nhiễm với khói thuốc lá nung nóng; Ngăn ngừa việc đưa ra các kết luận thiếu căn cứ về tính an toàn của các sản phẩm này; Áp dụng các biện pháp cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ cho các sản phẩm thuốc lá này; Bảo vệ các chính sách và hoạt động kiểm soát thuốc lá nung nóng khỏi tác động của các lợi ích  thương mại và các lợi ích khác liên quan tới các sản phẩm thuốc lá nung nóng và ngành công nghiệp thuốc lá, theo Điều 5.3 của WHO FCTC; Quản lý, bao gồm hạn chế hoặc cấm, khi thích hợp, việc sản xuất, nhập khẩu, phân phối, trưng bày, bán và sử dụng các sản phẩm thuốc lá nung nóng, phù hợp với luật pháp quốc gia, tính đến mức độ bảo vệ cao cho sức khỏe con người…

Ths Trần Thị Trang – Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế chia sẻ quan điểm, định hướng đề xuất chính sách của Bộ Y tế. Bộ Y tế đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới vì: Các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đều là các sản phẩm có hại cho sức khỏe. Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng làm tăng tỷ lệ sử dụng thuốc lá đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ và trẻ em gái; gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thanh thiếu niên nên Nhà nước cần phải bảo vệ giới trẻ; Các sản phẩm thuốc lá mới có nguy cơ cao tiềm ẩn và phát sinh các tệ nạn xã hội, nhất là sử dụng ma túy và các chất gây nghiện đồng thời với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe, an ninh trật tự xã hội nghiêm trọng hơn rất nhiều so với thuốc lá điếu thông thường… Việc cho phép thêm thuốc lá mới là đi ngược lại các nguyên tắc giảm cung, giảm cầu của Công ước khung về kiểm soát thuốc lá, Chiến lược quốc gia về Phòng, chống tác hại của thuốc lá và Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Ths Đào Thế Sơn, trường Đại học Thương Mại chia sẻ: “Khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới là Tỷ lệ thuế/giá bán lẻ: 70%. Do đó, chính sách thuế cần thể hiện vai trò chủ đạo trong giảm tiêu dùng, Việt Nam nên bổ sung thuế tuyệt đối ở mức đủ lớn, sử dụng giá bán lẻ làm cơ sở tính thuế tỷ lệ thay vì giá xuất xưởng như hiện tại, tỷ lệ tất cả các loại thuế nên đạt tối thiểu 75% giá bán lẻ”.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng số hóa trong kinh doanh xăng dầu trước 30/4/2025
Yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng số hóa trong kinh doanh xăng dầu trước 30/4/2025

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa có văn bản số 436/TTTN-XD ngày 17/4/2025 gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu, các tổng đại lý (có hệ thống phân phối trên địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên) về việc thực hiện thông báo số 175 ngày 13/4/2025 của Văn phòng Chính phủ.

Liên hợp quốc kêu gọi thỏa hiệp chính trị để chấm dứt khủng hoảng kéo dài ở Libya
Liên hợp quốc kêu gọi thỏa hiệp chính trị để chấm dứt khủng hoảng kéo dài ở Libya

Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Libya, bà Hanna S. Tetteh, ngày 17-4 cảnh báo rằng tình trạng bế tắc chính trị và chia rẽ thể chế liên tục có nguy cơ đẩy Libya vào tình trạng bất ổn hơn nữa, trừ khi có thể đạt được thỏa hiệp khẩn cấp và thống nhất lộ trình dẫn đến bầu cử.

Sản phẩm của ngành Hậu cần - Kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam gây ấn tượng nơi biên giới
Sản phẩm của ngành Hậu cần - Kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam gây ấn tượng nơi biên giới

Trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9 vừa diễn ra tại tỉnh Lạng Sơn, các gian hàng trưng bày đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của đại biểu và khách mời hai nước. Trong đó, sự góp mặt của các sản phẩm do Công ty Cổ phần X20 và Công ty Cổ phần 22, hai doanh nghiệp thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật sản xuất đã mang đến hình ảnh sinh động về tiềm lực sản xuất, năng lực công nghệ và bản sắc đặc thù của doanh nghiệp Quân đội nhân dân Việt Nam.

Mỹ và Ukraine ký Bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản
Mỹ và Ukraine ký Bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản

Ngày 17-4, Ukraine thông báo nước này và Mỹ đã ký một Bản ghi nhớ, coi đây là bước đầu hướng tới việc đạt thỏa thuận về phát triển nguồn tài nguyên khoáng sản ở Ukraine.

“Chất xúc tác” cho sự điều chỉnh cách tiếp cận của Canada
“Chất xúc tác” cho sự điều chỉnh cách tiếp cận của Canada

Canada được cho là đang nỗ lực chuyển hướng mối quan hệ quốc phòng truyền thống với Mỹ sang các đối tác khác, nhất là Liên minh châu Âu (EU).

Quân sự thế giới hôm nay (18-4): Ai Cập sắp mua máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc
Quân sự thế giới hôm nay (18-4): Ai Cập sắp mua máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc

Quân sự thế giới hôm nay (18-4) gồm những nội dung sau: Ai Cập sắp mua máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc; Mỹ đầu tư khí cầu giám sát quân sự cố định; Ukraine thử nghiệm phương tiện không người lái mặt đất.