Ủng hộ mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Viễn thông nhưng không làm tăng chi phí doanh nghiệp
Chiều 12-4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình làm việc tại Phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.
Đề nghị mở rộng phạm vi điều chỉnh với 3 lĩnh vực
Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), pháp luật hiện hành chưa có quy định quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây. Vì vậy chưa phù hợp với xu thế chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số, theo đó trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây cùng với hạ tầng viễn thông tạo thành hạ tầng số thống nhất, quan trọng của nền kinh tế số, cung cấp các dịch vụ lưu trữ, xử lý và truyền đưa thông tin.
![]() |
![]() |
Quang cảnh phiên họp về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi). |
Ngoài ra, theo định nghĩa dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng của WTO, các dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây thực hiện hoạt động lưu trữ và truy xuất, xử lý thông tin của người sử dụng thông qua việc gửi, truyền, nhận thông tin trên mạng viễn thông là các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Viễn thông.
Trên thế giới, một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Ai Cập,... cũng quy định dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây là dịch vụ viễn thông và quản lý theo pháp luật về viễn thông.
Tương tự, các dịch vụ viễn thông cơ bản trên internet (gọi tắt là OTT viễn thông - các dịch vụ trên Internet cung cấp tính năng tương tự dịch vụ viễn thông như gọi điện thoại, nhắn tin,...) được sử dụng ngày càng phổ biến, có khả năng thay thế cho các dịch vụ viễn thông trong khi pháp luật hiện hành chưa có quy định quản lý, dẫn đến không bảo đảm quyền lợi của người sử dụng, an toàn, an ninh thông tin.
Vì vậy, dự thảo luật đưa ra các quy định quản lý dịch vụ trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây, dịch vụ viễn thông cơ bản trên internet trong viễn thông.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. |
Trình bày báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy, việc pháp luật hiện hành chưa có quy định quản lý sẽ dẫn đến việc không bảo đảm quyền lợi của người sử dụng, an toàn, an ninh thông tin, do đó dịch vụ OTT cần phải được quản lý theo cách thức phù hợp. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng nhất trí cần phải có sự quản lý của Nhà nước đối với các dịch vụ trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây.
Tuy nhiên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị cần rà soát, làm rõ sự khác biệt về các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp giữa dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây và dịch vụ viễn thông.
Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng đề nghị cân nhắc việc áp dụng các quy định pháp luật về dịch vụ viễn thông đối với dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây để tránh làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến lợi ích mà các dịch vụ này mang lại cho nền kinh tế, tác động tiêu cực đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào việc phát triển các trung tâm dữ liệu, cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam.
Không làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp
Cho ý kiến vào dự án luật, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự chuẩn bị của Chính phủ, trực tiếp là Bộ Thông tin và Truyền thông với dự án Luật Viễn thông (sửa đổi). Đây là dự án luật mang tính kỹ thuật rất cao, có tính chuyên sâu rất lớn, nhưng cơ quan soạn thảo đã chuẩn bị rất công phu, trách nhiệm, tâm huyết.
![]() |
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. |
Các đại biểu đều cho rằng luật hiện hành được ban hành từ năm 2009, trong bối cảnh khoa học công nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông còn rất đơn giản, điện thoại thông minh còn rất đơn giản, chưa có nhiều dịch vụ. Nhưng bối cảnh hiện nay đã thay đổi rất nhanh chóng. Đây là dự án luật rất quan trọng để thể chế hóa chủ trương của Đảng về cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và về chuyển đổi số quốc gia. Trong lĩnh vực này, Quốc hội đã thông qua Luật Tần số vô tuyến điện và dự kiến tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Đây là một chuỗi luật để thể chế hóa chủ trương của Đảng trong lĩnh vực này.
Cho ý kiến vào những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng việc bổ sung các quy định về chính sách kinh doanh trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây và dịch vụ viễn thông cơ bản trên internet là cần thiết. Tuy nhiên cần tiếp tục cân nhắc, đánh giá kỹ tác động chính sách nếu quy định về các dịch vụ này trong luật; đồng thời xác định mức độ điều chỉnh cho phù hợp.
Về quy định cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội lưu ý nếu quy định nội dung này phải bảo đảm minh bạch. Đồng thời nếu như không có quy định rõ ràng về phương án kỹ thuật cần thiết để bảo đảm an ninh thông tin thì rất dễ tùy tiện, tránh tình trạng giải thích tùy tiện, làm tăng chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu. |
Về các hoạt động mà bên cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu để luật hóa những quy định có trong Thông tư số 38/2016/TT-TTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông liên quan đến nội dung này để đảm bảo minh bạch, ổn định.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đều bày tỏ quan điểm ủng hộ quy định mở rộng phạm vi điều chỉnh với 3 lĩnh vực (gồm trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây và OTT) như đề xuất của Chính phủ và ý kiến của Thường trực Ủy ban Khoa học và Công nghệ.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị đối với 3 dịch vụ mới này cần lưu ý có làm tăng chi phí tuân thủ của doanh nghiệp hay không, có tác động, ảnh hưởng như thế nào tới doanh nghiệp?
CHIẾN THẮNG
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.
Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu
Ngày 15/5/2025, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính đối với Hộ kinh doanh NTN có địa chỉ tại xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương với số tiền 6 triệu đồng đối với hành vi Buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.
Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”
Thực hiện công văn số 380/TTTN-NV ngày 15/4/2025 của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2025; Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 28/3/2025 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tỉnh Lào Cai năm 2025; Kế hoạch số 22/KH-SCT ngày 08/4/2025 của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” ngành Công Thương năm 2025. Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai đã xây dựng Kế hoạch chuyên đề triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, với mục tiêu: