• Click để copy

Vấn đề ngũ cốc chi phối thượng đỉnh Nga - châu Phi

Một trong những vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm lớn của dư luận và được đem ra bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi diễn ra ở St.Petersburg trong hai ngày 27 và 28-7 là thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, hay còn có tên chính thức là Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen.

Theo tờ The Moscow Times, trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi ngày 27-7, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, trong những tháng tới, nước này sẵn sàng cung cấp miễn phí cho một số quốc gia châu Phi từ 25.000 đến 50.000 tấn ngũ cốc. Cụ thể, ông Putin thông báo trong vòng 3-4 tháng tới, Nga sẵn sàng cung cấp miễn phí khối lượng ngũ cốc nói trên cho 6 nước nghèo ở châu Phi gồm: Burkina Faso, Zimbabwe, Mali, Somalia, Cộng hòa Trung Phi và Eritrea. “Chúng tôi sẽ bảo đảm cung cấp miễn phí các sản phẩm này cho người tiêu dùng”, ông Putin khẳng định.

Vấn đề ngũ cốc được quan tâm nhiều hơn sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen với lý do phần thỏa thuận liên quan đến nước này đã không được thực hiện đầy đủ. Đây là thỏa thuận do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua các cảng biển của nước này tại Biển Đen nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Trong khi Liên hợp quốc lên tiếng kêu gọi Nga nối lại thỏa thuận, Liên minh châu Phi (AU) cũng bày tỏ sự tiếc nuối về quyết định của Moscow.

 Tổng thống Vladimir Putin phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi ngày 27-7. Ảnh: Tass
 Tổng thống Vladimir Putin phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi ngày 27-7. Ảnh: Tass

Đáp lại, trong thông điệp gửi tới các đại biểu và khách mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi lần thứ hai và Diễn đàn kinh tế và nhân đạo Nga-châu Phi ở St.Petersburg, Tổng thống Putin khẳng định Nga sẽ tiếp tục những nỗ lực tích cực nhằm cung cấp ngũ cốc, sản phẩm lương thực, phân bón và các loại sản phẩm khác cho châu Phi. "Nga sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình để cung cấp ngũ cốc, thực phẩm, phân bón và các hàng hóa khác cho châu Phi. Tôi bảo đảm rằng đất nước của chúng tôi có khả năng thay thế ngũ cốc Ukraine ở cả hình thức thương mại và miễn phí", Tổng thống Putin nêu rõ trong thông điệp được đăng tải trên trang web của Điện Kremlin.

Ngoài ra, ông Putin cũng đề cao vai trò của châu Phi, đồng thời khẳng định hợp tác giữa Nga và châu Phi đang đạt đến một tầm cao mới. Ông cho biết Nga dự định sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy thương mại và đầu tư, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác với châu Phi và cùng với châu lục này giải quyết các vấn đề cấp bách như chống đói nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, ứng phó với biến đổi khí hậu, đào tạo lực lượng lao động hiện đại.

Trước đó, hãng thông tấn RIA dẫn lời Đại sứ lưu động của Bộ Ngoại giao Nga Oleg Ozerov cho biết, một trong những vấn đề sẽ được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi lần này là hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Moscow. “Việc thiết lập các hành lang logistics, các trung tâm trung chuyển không chỉ cho lương thực và phân bón mà cho mọi loại hàng hóa khác được sản xuất tại Nga sẽ là một trong những chủ đề được thảo luận. Ý tưởng về các hành lang logistics và việc tạo ra các trung tâm trung chuyển ngũ cốc có vẻ rất hứa hẹn và khả thi”, ông Ozerov nhấn mạnh.

Theo Reuters, trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra ở St.Petersburg, Tổng thống Putin giải thích việc Nga quyết định rời khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen là vì không một cam kết nào được đáp ứng, liên quan đến việc tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga. Người đứng đầu Điện Kremlin cũng cho rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây thậm chí đã ngăn cản Nga cung cấp phân bón miễn phí cho các nước nghèo.

Trong khi đó, Chủ tịch AU Azali Assoumani kêu gọi Nga và Ukraine chung sống hòa bình bởi điều này sẽ giúp cứu mạng sống của những người phụ thuộc vào nguồn cung lương thực từ hai quốc gia này.

ANH VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng

Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.

Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập

Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.

Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12

Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.

Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.

Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên

Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.

Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam

Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.