Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc tại tỉnh Tiền Giang
Thực hiện Kế hoạch số 115/KH-BCĐ389 ngày 08/12/2023 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Để nắm rõ tình hình, kiểm tra đôn đốc các cơ quan, đơn vị lực lượng chức năng trong việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, ngày 22/12/2023, Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Tiền Giang.
Tham gia đồng chủ trì buổi làm việc: Đồng chí Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và đồng chí Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Tiền Giang, trong năm 2023 trên địa bàn vẫn còn xảy ra một số trường hợp vi phạm vận chuyển, kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu ngoại nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng nhập lậu; buôn bán phân bón, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi giả về giá trị sử dụng, công dụng, có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, hồ sơ công bố; kinh doanh quần áo may sẵn có nhãn không ghi đủ các nội dung bắt buộc hoặc không ghi đủ nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam,...
Đồng chí Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Khắc Quý
Tính đến ngày 15/11/2023, các đơn vị chức năng thuộc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Tiền Giang đã thanh tra, kiểm tra 3.108/2.533 vụ (đạt 123% chỉ tiêu đăng ký), phát hiện và xử lý 1.861 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước số tiền 69.431.980.000 đồng (phạt hành chính 26.996.060.000 đồng, phạt và truy thu thuế 40.892.440.000 đồng, bán hàng tịch thu 1.543.510.000 đồng). Tịch thu 93.241 bao thuốc lá điếu ngoại nhập lậu, hơn 9 nghìn m3 cát sông, hơn 54 m3 gỗ các loại, 28 cái điện thoại di động Iphone, hơn 116 ngìn lít dầu Diezen, hơn 3 nghìn kg phế liệu, hơn 16.000 hộp mỹ phẩm và một số loại hàng hóa khác…
Kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực thương mại điện tử: Lực lượng chức năng đã kiểm tra 25 vụ, phát hiện vi phạm và xử lý 18 vụ, thu phạt 115.310.000 đồng. Chủ yếu các hành vi vi phạm: Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định; không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng; kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; kinh doanh hàng hóa (quần áo may sẵn) có nhãn không ghi đủ các nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến nhưng không thông báo Website thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; không có ủng hoặc giầy, dép sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm.
Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Tiền Giang tổ chức kiểm tra 41 chợ và siêu thị, 216 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đồ chơi trẻ em, quà lưu niệm, phát hiện vi phạm 11 vụ, xử lý 06 vụ, thu phạt 68.000.000 đồng, tịch thu 04 cây pháo hoa, 28 cây pháo nhang; yêu cầu 07 cơ sở tiêu hủy tại chỗ 51 sản phẩm đồ chơi trẻ em có tính chất nguy hiểm, 01 cơ sở tự nguyện giao nộp 355 cây pháo hoa nến. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra tuyên truyền trực tiếp cho 257 tổ chức, cá nhân kinh doanh đồ chơi trẻ em, quà lưu niệm chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh hàng cấm kinh doanh.
Ghi nhận những kết quả đạt được của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Tiền Giang, đồng chí Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho rằng, tuy tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2023 đến nay cơ bản không có đột biến, phức tạp. Tuy nhiên, tại từng thời điểm, giai đoạn nhất định, tại một số địa bàn trọng điểm, nổi lên hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các mặt hàng xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hàng điện tử, điện lạnh, hàng gia dụng, nông sản, thuốc lá, thuốc lá điện tử…Do vậy, trong thời gian tới, nhất là giai đoạn cuối năm, trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đề nghị các sở, ngành, lực lượng chức năng thành viên của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tiếp tục chủ động nắm chắc diễn biến tình hình; nhận diện phương thức, thủ đoạn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xác định đối tượng, tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm cần tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp đấu tranh; xác định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát địa bàn, lĩnh vực...
Tin mới
Thông cáo báo chí số 14, Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV
Ngày 20-5, Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV tiếp tục ngày làm việc thứ mười bốn tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Thủ tướng chủ trì họp về tình hình triển khai các tuyến đường sắt trọng điểm quốc gia
Chiều 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về tình hình triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, các tuyến kết nối với Trung Quốc.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó tổng thư ký thứ nhất Đảng Đại hội Dân tộc Phi
Ngày 20-5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó tổng thư ký thứ nhất Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cầm quyền của Nam Phi, Nomvula Mokonyane đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
Việt Nam - UNESCO: Chia sẻ các giá trị chung về văn hóa phục vụ phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới
Ngày 20-5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Lazare Eloundou Assomo, Giám đốc Trung tâm di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
Bảo đảm cơ chế chính sách cho Trung tâm tài chính quốc tế mang tính đặc thù, vượt trội, hấp dẫn
Sáng 20-5, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.