• Click để copy

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nắm khó khăn, vướng mắc của đoàn kiểm tra liên ngành thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa có buổi làm việc với đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, trao đổi, nắm khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) về việc tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành thuộc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk (tại Công văn số 2109/VPCP-V.I ngày 30/03/2023 của Văn phòng Chính phủ) và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Hồ Đức Phớc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ trưởng Bộ Tài chính; ngày 13/04/2023, tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Tổ công tác Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia do đồng chí Trịnh Mạnh Cường, Phó Chánh Văn phòng làm tổ trưởng đã tiến hành làm việc với đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk nhằm trao đổi, làm rõ nhiệm vụ, thẩm quyền, mối quan hệ phối hợp và những kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk. 

Đồng chí Trịnh Mạnh Cường, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tổ trưởng tổ công tác phát biểu.Đồng chí Trịnh Mạnh Cường, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tổ trưởng tổ công tác phát biểu.

Đồng chí Trịnh Mạnh Cường, tổ trưởng tổ công tác và đồng chí Giao Thanh Tùng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh đồng chủ trì buổi làm việc. Tham gia buổi làm việc, có đại diện các sở, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk (Sở Tư pháp tỉnh, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh), các thành viên đoàn kiểm tra liên ngành thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk và thành viên tổ giúp việc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk. Sau khi nghe đại diện tổ giúp việc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk (Cục Quản lý thị trường tỉnh) báo cáo tóm tắt tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của địa phương thời gian qua, những kiến nghị, đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk, các ý kiến của đại diện các sở, ngành thành viên, thành viên đoàn kiểm tra liên ngành thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk, thành viên tổ giúp việc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk, thành viên tổ công tác Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã trao đổi, phân tích, bổ sung, làm rõ thêm về vướng mắc và kiến nghị, đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk; đồng thời dẫn chứng các quy định của pháp luật về thành lập, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, hình thức tổ chức, nguyên tắc, quy chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, quan hệ phối hợp… của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương.  

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk kiến nghị, đề xuất tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk, gồm một số nội dung sau:

(1) Theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, lập biên bản kiểm tra, đoàn kiểm tra liên ngành thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk được sử dụng biểu mẫu theo quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ. Tuy nhiên, Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính không ban hành kèm theo biểu mẫu quyết định kiểm tra.

(2) Hiện hành, các văn bản quy phạm pháp luật không quy định biểu mẫu kiểm tra, đồng thời cũng không quy định trưởng đoàn kiểm tra liên ngành của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập được quyền ban hành quyết định kiểm tra trong trường hợp đoàn kiểm tra liên ngành của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập kiểm tra, phát hiện có vi phạm. Trong khi Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016 quy định, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra nên buộc trưởng đoàn kiểm tra liên ngành thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk (Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh) phải sử dụng thẩm quyền của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh để ban hành quyết định kiểm tra.

(3) Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính không quy định Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và trưởng đoàn kiểm tra liên ngành của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập có thẩm quyền ban hành quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật. Thực tế, do trưởng đoàn kiểm tra liên ngành thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk không được quyền ban hành quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật và do Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh không có thẩm quyền này nên trưởng đoàn kiểm tra liên ngành thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk cũng không thể sử dụng thẩm quyền của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh để ban hành quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật. Chính từ vướng mắc trên, thời gian qua, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong kiểm tra phương tiện vận tải, đồ vật khi lưu thông của đoàn kiểm tra liên ngành thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk gặp khó khăn, hạn chế.

(4) Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính không quy định, trưởng đoàn kiểm tra liên ngành của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép chứng chỉ hành nghề. Trong khi, khoản 3 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 64 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022) quy định: “Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Thẩm quyền tạm giữ không phụ thuộc vào giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính”. Thực tế, khi phát hiện vi phạm, trưởng đoàn kiểm tra liên ngành thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk được quyền lập biên bản kiểm tra nhưng do không có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép chứng chỉ hành nghề nên buộc phải sử dụng thẩm quyền của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh để tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép chứng chỉ hành nghề. Đối với trường hợp trên, để xử lý được một vụ việc phạm hành chính, đoàn kiểm tra liên ngành thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk phải đồng thời sử dụng cả thẩm quyền của trưởng đoàn kiểm tra liên ngành thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk và thẩm quyền của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh nên rất có thể sẽ xảy ra rủi ro về pháp lý.

(5) Hiện hành, các văn bản quy phạm pháp luật không quy định cụ thể trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của đoàn kiểm tra liên ngành của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập được quyền ban hành quyết định kiểm tra trong trường hợp đoàn kiểm tra liên ngành của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập kiểm tra, phát hiện vi phạm.

Phát biểu kết thúc buổi làm việc, đồng chí Trịnh Mạnh Cường, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tổ trưởng tổ công tác ghi nhận những kiến nghị, đề xuất tháo gỡ vướng mắc những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành thuộc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk (đã nêu tại Công văn số 2152/UBND-KT ngày 20 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và ý kiến phát biểu kiến nghị trực tiếp trong cuộc họp). Về những kiến nghị, đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk, đồng chí tổ trưởng tổ công tác Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trao đổi, phân tích, bổ sung, làm rõ thêm:

Hiện hành, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã quy định rất cụ thể các trường hợp tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra hành chính; lập biên bản kiểm tra hành chính; quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép chứng chỉ hành nghề; áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, các biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính…

Đối với các tổ chức phối hợp liên ngành, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 về việc ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.

Đối với Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các cấp, hiện hành đã có các văn bản quy phạm pháp luật về việc thành lập, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, hình thức tổ chức, nguyên tắc, quy chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, quan hệ phối hợp… của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các bộ, ngành, địa phương như:

(1) Thủ tướng Chính phủ ký ban hành các văn bản: Quyết định 389/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2014 về thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Quyết định 09/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 về sửa đổi Quyết định 389/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2014 về thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Quyết định 73/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2021 sửa đổi Quyết định 09/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 về sửa đổi Quyết định 389/QĐ-TTg Quyết định 389/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2014 về thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế về tránh nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

(2) Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ký ban hành các văn bản: Quyết định 31/QĐ-BCĐ389 năm 2014 của về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Quyết định 264/QĐ-BCĐ389 năm 2017 sửa đổi Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả kèm theo Quyết định 31/QĐ-BCĐ389 năm 2014 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Quyết định 08/QĐ-BCĐ389 năm 2021 sửa đổi Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả kèm theo Quyết định 264/QĐ-BCĐ389 năm 2017 sửa đổi Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả kèm theo Quyết định 31/QĐ-BCĐ389 năm 2014 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các bộ, ngành, địa phương được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhằm thống nhất chỉ đạo giải quyết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có tính liên ngành liên quan trách nhiệm của nhiều bộ, ngành, địa phương. Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các bộ, ngành, địa phương là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nghiên cứu, chỉ đạo, điều hành, phối hợp chỉ đạo, điều hành công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên phạm vi toàn quốc, các lĩnh vực thuộc bộ, ngành quản lý và trong phạm vi địa bàn do Ủy ban nhân dân các cấp quản lý. Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các bộ, ngành, địa phương không thực hiện chức năng quản lý nhà nước, không có con dấu hình quốc huy riêng và không xác định thời gian hoạt động.

Đối với những kiến nghị, đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo và đã được các đại biểu tham dự trực tiếp kiến nghị trong cuộc họp này, tổ công tác Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xin tiếp thu toàn bộ nội dung, rà soát, đối chiếu các quy định chung của pháp luật về thành lập, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, hình thức tổ chức, nguyên tắc, quy chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, quan hệ phối hợp… Trong đó, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sẽ rà soát, đối chiếu quy định của pháp luật về thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, thành phố; đối tượng kiểm tra; thẩm quyền kiểm tra; thẩm quyền lập biên bản kiểm tra; mẫu biên bản kiểm tra… của đoàn kiểm tra liên ngành thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, thành phố; đồng thời sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan thống nhất trình Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xem xét, chỉ đạo xử lý, hướng dẫn chung để Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và các địa phương thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Trước mắt, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, lực lượng thành viên và đoàn kiểm tra liên ngành thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh căn cứ các quy định của pháp luật, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt, triển khai thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt hiệu quả, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Đỗ Văn Phung

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.